Bác sĩ nội trú là gì? Điều kiện thi và mức lương ra trường

Bác sĩ nội trú là gì? Điều kiện thi và mức lương ra trường
5 (100%) 1 vote

Bạn đã từng nghe hoặc tìm hiểu về “Bác sĩ nội trú” chưa? Đây có lẽ là một khái niệm quen thuộc trong ngành Y nhưng có lẽ là xa lạ đối với nhiều người ít tìm hiểu về ngành nghề y dược này. Vậy cùng tìm hiểu bác sĩ nội trú là gì cũng như điều kiện thi bác sĩ nội trú và mức lương sau tốt nghiệp của ngành nghề đặc biệt này trong bài viết sau nhé!

Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo đặc biệt dành cho các sinh viên ngành Y mới ra trường. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản chương trình đào tạo này cũng tương đương với Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

Thông thường, quá trình đào tạo bác sĩ nội trú sẽ diễn ra trong 3 năm và chỉ 2 năm đối với Cao học. Mỗi bác sĩ nội trú sẽ chỉ được thi đào tạo nội trú một lần duy nhất trong đời. Tức khi rớt sẽ không có cơ hội thi lần thứ 2. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, sinh viên sẽ được cấp chứng nhận Thạc sĩ Y Khoa cùng bằng Bác sĩ nội trú.

Tìm hiểu khái niệm bác sĩ nội trú là gì?
Tìm hiểu khái niệm bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là làm gì?

Một người bác sĩ nội trú thông thường sẽ làm việc tại những cơ sở y tế, bệnh viện trong vòng 3 năm. Song song đó họ sẽ phải học hỏi để nâng cấp kiến thức và có sát thực tế để nâng cao tay nghề. 

Những bác sĩ thuộc cấp bậc này vẫn sẽ hoạt động với vai trò như một người trợ lý của những bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, họ sẽ chỉ được hỗ trợ và đứng ngoài quan sát để học hỏi.

Giờ làm việc của bác sĩ nội trú là như thế nào?

Việc học và làm của bác sĩ nội trú sẽ hoàn toàn diễn ra tại các cơ sở y tế, bệnh viện mà họ công tác với thời gian 24/24. Và quá trình này sẽ diễn ra liên tục kéo dài trong 3 năm và chỉ 2 năm đối với hệ Cao học.

Yêu cầu chuyên môn của bác sĩ nội trú

Tùy vào chương trình đào tạo của mỗi trường cũng như nhu cầu và đam mê của sinh viên, yêu cầu về chuyên môn của bác sĩ sẽ rất đa dạng. Chỉ cần đã từng theo học một trong số chuyên môn nhất định phổ biến như:

  • Các chuyên ngành nội: Huyết học, nhi khoa, thần kinh, tim mạch, hồi sức cấp cứu, nhi khoa,….
  • Các chuyên ngành ngoại: Ngoại khoa, phụ sản, tai mũi họng, răng hàm mặt, dị ứng hay miễn dịch lâm sàng,….
  • Các chuyên ngành y hệ cơ sở & dự phòng: Ký sinh trùng, vi sinh, Giải phẫu, Y học dự phòng, Sinh lý học,….

Nơi làm việc của bác sĩ nội trú

Nơi làm việc của các bác sĩ là tại các bệnh viện tuyến đầu.
Nơi làm việc của các bác sĩ là tại các bệnh viện tuyến đầu.

Nếu đậu chương trình tuyển sinh đầu vào bác sĩ nội khoa thì các sinh viên sẽ được nhà trường sắp xếp nơi làm việc phù hợp với chuyên ngành. Nơi làm việc của các bác sĩ nội khoa thường là những bệnh viện tuyến đầu như: Việt Đức, Bạch Mai, Nhiệt đới hay Tai mũi họng Sài Gòn,…. Tất cả sinh viên sẽ được nhà trường tạo mọi điều kiện để học tập tốt nhất:

  • Sinh viên tiếp cận và chăm sóc những ca khó, người bệnh nặng, mẫu bệnh nhân điển hình,…. Thông qua đó sinh viên sẽ được va chạm thực tế để tích lũy thêm nhiều bài học và kinh nghiệm cho bản thân.
  • Được tiếp cận, học hỏi trực tiếp từ các bác sĩ đầu ngành với chuyên môn và thâm niên cao trong ngành.
  • Được trực tiếp tham gia vào những ca tiểu phẫu, đại phẫu để học cách phẫu thuật thực tế cũng như kỹ thuật thăm dò lẫn can thiệp.
  • Được tiếp cận và làm quen với các trang thiết bị sử dụng trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

Sự khác nhau giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa là gì?

 

Bác sĩ nội trú Bác sĩ chuyên khoa
Giống nhau
  • Hoạt động và làm việc trực tiếp tại các cơ sở y tế, bệnh viện.
  • Tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Khác nhau
  • Bác sĩ nội trú trên thực tế vẫn là những sinh viên ngành Y còn đang trong quá trình thực tập và học việc để có thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế. 
  • Sau khi đạt được tấm bằng tốt nghiệp Đại học ngành Y thì sinh viên cần trải qua chương trình đào tạo nội trú để có thể được làm việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện đầu ngành.
  • Bác sĩ chuyên khoa là những người đã có kinh nghiệm và thâm niên lâu năm trong ngành. Họ đã có đủ bằng cấp y tế và đủ điều kiện để hành nghề, hoạt động tại những bệnh viện đầu ngành.
  • Các bác sĩ chuyên khoa chính khi nhìn dưới góc nhìn của chương trình đào tạo chính là giảng viên của các bác sĩ nội trú.

Điều kiện học và thi bác sĩ nội trú

Điều kiện thi bác sĩ nội trú

Khi muốn thi bác sĩ nội trú thì yêu cầu cần đạt một số điều kiện bắt buộc như sau:

  • Đã tốt nghiệp bác sĩ chính quy và đã có bằng đại học với chuyên ngành phù hợp.
  • Đảm bảo sức khỏe tốt để phục vụ ngành y tế lâu dài.
  • Tuổi đời <27 tuổi.
  • Trong thời gian học trước đó chưa từng bị kỷ luật hoặc bị cảnh cáo, buộc dừng học tập.
  • Điểm thi trung bình của các môn gồm: Khoa học cơ bản, y học cơ sở, ngoại ngữ và môn chuyên ngành phải >7 điểm.
  • Thí sinh cần vượt qua bài thi phỏng vấn sơ tuyển.
  • Thời gian học tập của các bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm và gắn liền với bệnh viện nên yêu cầu có phẩm chất, đạo đức và kỷ luật tốt.
Điều kiện thi bác sĩ nội trú là gì?
Điều kiện thi bác sĩ nội trú là gì?

Hình thức thi bác sĩ nội trú

Bài thi bác sĩ nội trú thuộc dạng trắng nghiệm, thời gian để làm bài cho mỗi môn là 90p. Thí sinh cần phải thi tổng cộng 4 môn gồm có:

Môn 1: Môn chuyên ngành.

Môn 2: Môn chuyên ngành.

Môn 3: Môn cơ sở

Môn 4: Ngoạn ngữ: Có thể chọn Tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Pháp.

Theo đó, tùy thuộc vào chuyên ngành thí sinh đang theo học mà quyết định tới môn 1 và 2. Bài thi này nhằm kiểm tra kiến thức chuyên môn của thí sinh trước khi trở thành bác sĩ nội trú.

Một số câu hỏi liên quan đến bác sĩ nội trú

Học bác sĩ nội trú có lương không? 

Câu trả lời là bác sĩ nội trú có được tính lương. Vậy mức lương của bác sĩ nội trú là bao nhiêu?

Lương của các bác sĩ nội trú thông thường được tính theo cấp cập, kinh nghiệm và vị trí,…. Theo đó, các bác sĩ nội trú là sinh viên vừa ra trường nên sẽ thuộc cấp bậc thấp nhất và mức lương sẽ không quá cao. Cụ thể, với cương vị là bác sĩ mới ra trường và đang “học việc” thì mức lương của bác sĩ nội trú sẽ chỉ là 1.287.000 đồng mà thôi.

Thuận lợi khi trở thành bác sĩ nội trú là gì?

Tốt nghiệp bác sĩ nội trú có bằng gì? Khi hoàn thành chương trình đào tạo để trở thành bác sĩ nội trú, học viên sẽ được nhận bằng hành nghề và bằng Thạc sĩ. Lúc này, bạn sẽ trở thành Bác sĩ cấp học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ và đồng nghĩa với việc được nhận mức lương cấp bậc hệ số 2 hoặc 3. 

Với vị trí, cấp bậc hiện tại sau khi hoàn tất chương trình đào tạo bạn đã có thể trở thành một bác sĩ tại những bệnh viện đầu ngành. Theo đó, tương lai vô cùng xán lạn vì bạn đã có được kiến thức cùng kinh nghiệm thực tế, đủ điều kiện để hành nghề.

Bác sĩ nội trú còn được biết tới là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao khắp cả nước. Sau khi tốt chuyện chương trình đào tạo đặc biệt này, bạn có thể ứng tuyển làm việc vị trí bác sĩ ở bất kỳ một thị trường làm việc nào, nhất là các cơ sở y tế lớn, bệnh viện tuyến đầu.

Quyền lợi đặc biệt của bác sĩ nội trú.
Quyền lợi đặc biệt của bác sĩ nội trú.

Các trường đào tạo bác sĩ nội trú?

Dành cho những ai muốn theo đuổi giấc mơ trở thành bác sĩ nội trú thì có thể theo học bác sĩ nội trú tại một số trường uy tín hàng đầu Việt Nam dưới đây:

  • Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Học viện Quân y
  • Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Y Dược Huế
  • Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN
  • Khoa Y – Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trường Đại học Phan Châu Trinh.

Qua bài viết này, chúng tôi đã vừa giải thích cho bạn hiểu về khái niệm bác sĩ nội trú là gì cũng như điều kiện thi bác sĩ nội trú và hình thức thi tuyển. Nếu bác sĩ nội trú chính là nghề nghiệp mơ ước của bạn thì hãy rèn luyện năng lực chuyên môn, đạo đức thật tốt và chắc chắn bạn sẽ theo đuổi được công việc mà mình mơ ước.

Bài viết tham khảo: Khối H gồm những môn nào? Ngành nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *