Xe ô tô bị nóng máy nguyên nhân do đâu?

Xe ô tô bị nóng máy nguyên nhân do đâu?
3.3 (65%) 4 votes

Ô tô là một trong những phương tiện di chuyển vô cùng phổ biến hiện nay. Cũng như các phương tiện khác, ô tô cũng thường xảy ra những hư hỏng không đáng có. Vì thế yêu cầu người dùng cần phải có một số hiểu biết về những trường hợp hư hỏng có thể xảy ra đối với xe.

Một trong những “căn bệnh” vô cùng nguy hiểm của xe hơi đó là xe ô tô bị nóng máy. Điều này có thể dẫn đến phá hỏng động cơ cho xe của bạn. Chính vì thế lái xe cần hiểu để nhận biết các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Từ đó người dùng có những cách bảo vệ cho xe cũng như có thể khắc phục được khi sự cố sảy ra.

Tham khảo thêm: Ổ khóa xe máy bị kẹt

Những lỗi thường gặp của hệ thống làm mát

Két nước làm mát động cơ xe quá bẩn

Do két nước quá bẩn lâu ngày không vệ sinh, súc rửa khiến két bị đóng cặn bẩn, làm giảm tác dụng tản nhiệt của động cơ xe. Vì thế lái xe cần chú ý thường xuyên kiểm tra định kì và vệ sinh két nước làm mát động cơ xe để đảm bảo tránh xảy ra những lỗi khiến động cơ hoạt động bị nóng, ảnh hưởng tới sự vận hành của xe.

Xe ô tô bị nóng do nhiều nguyên nhân khác nhau
Xe ô tô bị nóng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Thiếu dầu động cơ

Xe nếu muốn được vận hành một cách trơn tru cần phải có dầu nhớt. Khi xe thiếu dầu nhớt hoặc dầu nhớt cũ, kém hiệu quả sẽ khiến cho động cơ xe làm việc nhanh nóng máy và bị quá nhiệt. Người dùng cần kiểm tra và đảm bảo dầu nhớt xe được thay thế định kỳ và đủ lượng nhớt cho động cơ hoạt động. Thông thường, người dùng nên thay dầu nhớt khi xe chạy được khoảng 3.000km hoặc 500 giờ hoạt động xe.

Dây curoa truyền động bị căng hoặc trùng quá mức

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng xe ô tô bị nóng máy. Để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất là bạn hãy kiểm tra và thay thế bộ dây curoa truyền động của động cơ xe.

Van hằng nhiệt bị kẹt

Trong hệ thống làm mát của động cơ xe, van hằng nhiệt đóng vai trò rút ngắn thời gian làm nóng của động cơ nhờ việc điều chỉnh nước đi qua két nước mát và giảm nhiệt độ nóng động cơ. Khi bộ phận này bị lỗi kẹt sẽ khiến nước mát trong két mát làm mát động cơ chậm hơn khiến tình trạng động cơ bị quá nhiệt. Người dùng cần phải kiểm tra khi van hằng nhiệt bị kẹt để tiến hành khắc phục giúp động cơ làm mát tốt hơn.

Hỏng quạt gió

Bộ phận quạt gió giúp tăng tốc độ lưu thông của không khí đi qua két tản nhiệt để tăng hiệu quả làm mát. Khi quạt gió bị hư hỏng, hiệu quả làm mát cho động cơ giảm thiểu gây nên hiện tượng nước sôi, nóng máy. Vì thế, bạn hãy kiểm tra hệ thống và bộ phận quạt gió để đảm bảo và khắc phục lỗi.

Ống dẫn nước làm mát bị hỏng

Nếu đường ống dẫn nước mát bị thủng hoặc hư hỏng sẽ khiến nước mát không lưu chuyển và quá trình làm mát của két nước mát mất tác dụng, khiến cho động cơ hoạt động nhanh nóng.

Thiếu nước làm mát

Để đảm bảo cho động cơ có đủ nước để hoạt động, người dùng cần kiểm tra thường xuyên và đảm bảo hệ thống làm mát có đầy đủ lượng nước để làm mát cho động cơ một cách hiệu quả nhất.

Lọc gió bẩn, hư hỏng

Bộ phận lọc gió động cơ trên xe bị hư hỏng hoặc bẩn cũng là nguyên nhân khiến động cơ bị quá nóng. Nguyên nhân là do lượng không khí nạp vào buồng đốt bị thiếu và nhiên liệu đốt không hoàn thành khiến động cơ bị nóng.

Lọc gió bị bẩn sẽ khiến xe ô tô bị nóng
Lọc gió bị bẩn sẽ khiến xe ô tô bị nóng

Nguyên nhân do điều chỉnh thông số kĩ thuật không đúng

+ Đối với động cơ xăng: thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí đóng vai trò quyết định đến công suất của động cơ. Hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng có chức năng điều chỉnh tỷ lệ xăng và  không khí để có được khí hỗn hợp tối ưu cho mọi chế độ làm việc của động cơ. Muốn đốt cháy hoàn toàn 1 gam xăng cần 15 gam không khí, ta có tỷ lệ 1/15. Khí hỗn hợp với tỷ lệ 1/13 gọi là đậm xăng và 1/17 là nghèo xăng. Vì vậy, để động cơ hoạt động tối ưu thì thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí phải được điều chỉnh đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất (Ngoại trừ dòng xe phun xăng điện tử EFI tỷ lệ xăng với không khí luôn được điều chỉnh theo tỷ lệ tối ưu tuỳ theo điều kiện vận hành).

+ Đối với xe sử dụng bộ chế hòa khí: do điều chỉnh không đúng yêu cầu kĩ thuật các chế độ hoạt động của xe như: chế độ không tải, chế độ tăng tốc,… vì thế hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt làm tổn hao công suất động cơ dẫn đến hiện tượng nóng máy.

+ Với xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử: nguyên nhân có thể do tắc vòi phun, hỏng bộ điều áp, hư hỏng bộ cảm biến, các đầu nối ống xăng bị hở, làm cho lượng xăng phun ra không yêu cầu về lưu lượng và áp suất phun, từ đó gây nên hiện tượng nóng máy.

+ Với động cơ Diesel thì việc điều chỉnh bơm cao áp không đúng (về thời điểm phun và lưu lượng phun) cũng gây nên hiện tượng máy nóng, khói đen.

Sai thông số kĩ thuật động cơ khiến xe ô tô bị nóng
Sai thông số kĩ thuật động cơ khiến xe ô tô bị nóng

Nguyên nhân do vận hành sử dụng

Người dùng sử dụng không đúng loại dầu bôi trơn, thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn đã lão hoá. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.

Còn đối với những xe chở quá tải mà khi leo dốc cũng thường làm nước trong hệ thống làm mát sôi “sùng sục”. Khi gặp trường hợp nước sôi bạn phải dừng xe nhưng không được tắt máy luôn.

Nguyên nhân dẫn đến xe ô tô bị nóng máy là do rất nhiều yếu tố. Các bạn cần phải nắm được những lý do vì sao chúng lại gặp phải những nguyên nhân đó và tìm cách để xử lý, khắc phục một cách nhanh nhất. Hi vọng bài viết trên của chúng tôi thật sự có ích đói với các bạn, giúp trang bị cho các bạn những kiến thức cần thiết khi gặp phải sự cố hư hỏng của xe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *