Nguyên lý hoạt động hệ thống cảnh báo trước va chạm trên ô tô

Nguyên lý hoạt động hệ thống cảnh báo trước va chạm trên ô tô
Đánh giá bài viết

Trên các dòng xe hơi tầm trung hiện nay hầu hết đều được trang bị hệ thống cảnh báo trước va chạm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên lý hoạt động của hệ thống này. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp người đọc phân tích cụ thể hơn về hệ thống này.

Lý do ra đời hệ thống cảnh báo trước va chạm

Trước thực trạng giao thông tại Việt Nam, việc trang bị cho chiếc xe hơi những thiết bị mang tính năng an toàn cao là một điều không thể bỏ qua. Ngày nay, trên hầu hết các mẫu xe hạng trung cho đến các dòng xe cao cấp đều được gắn liền với các công nghệ an toàn như: Hệ thống cảnh báo điểm mù, cảnh báo đi sai đường, hệ thống ổn định thân xe (ESB), hỗ trợ đỗ xe (PAS), kiểm soát lực kéo (TCS),…

Sự ra đời của hệ thống cảnh báo trước va chạm

Sự ra đời của hệ thống cảnh báo trước va chạm

Một trong số những công nghệ được nhiều người quan tâm nhất đó là hệ thống cảnh báo va chạm (PCS). PCS là tên viết tắt của cụm từ Pre-Collision System. Hệ thống này có nhiệm vụ đó là liên tục quan sát phía trước đầu xe nhằm kịp thời phát hiện những nguy cơ xảy ra va chạm và phát ra tín hiệu cảnh báo tài xế.

Trong những tình huống khẩn cấp, hệ thống này sẽ can thiệp đến hệ thống phanh nhằm ngăn chặn những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người lái.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo va chạm

Để nhận biết môi trường xung quanh, ban đầu hệ thống chống va chạm sử dụng sóng hồng ngoại. Tuy nhiên, ngày nay sóng hồng ngoại đã được thay thế bằng sóng radio vì chúng cho phát hiện được những chướng ngại vật ở khoảng cách xa hơn.

Xem thêm: Hiểu rõ hơn về bộ chuyển đổi xúc tác khí thải trên ô tô

Hệ thống quét sóng radio để phát hiện chướng ngại vật

Hệ thống quét sóng radio để phát hiện chướng ngại vật

Hệ thống cảnh báo va chạm bao gồm các cảm biến đặt ở phía trước đầu xe. Hoặc cảnh báo cao cấp hơn là bộ đôi camera được lắp dưới gương hậu trên các mẫu xe Subaru. Hệ thống này sẽ liên tục phát ra sóng radio, khi phát hiện ra chướng ngại vật thì sóng này sẽ phản hồi ngược về lại cảm biến. 

Hệ thống điều khiển trung tâm ECU có nhiệm vụ tính toán khoảng cách giữa xe đến chướng ngại vật và phát tín hiệu cảnh báo đến tài xế.

Lợi ích của hệ thống cảnh báo va chạm

Bên cạnh việc phát hiện những nguy cơ va chạm, hệ thống chống va chạm cao cấp còn có thể can thiệp đến việc vận hành xe mà không cần đến sự cho phép của người lái. Hệ thống này sẽ tự động liên kết với hệ thống phanh tự động và giúp xe dừng trước khi có sự tác động của người lái. Nhờ đó mà tránh được nguy cơ va chạm xảy ra khi đang di chuyển.

Một số dòng xe cao cấp như Mercedes E-Class, BMW 5-Series,…còn được tích hợp thêm hệ thống bảo vệ trước va chạm. Chúng có khả năng siết chặt dây đai an toàn, điều chỉnh lại vị trí ghế và đóng tất cả kính trên xe,…đảm bảo an toàn cho người phía trong xe khi xảy ra va chạm.

Xem thêm: Sự khác nhau khi rửa xe có và không có cầu nâng

Hệ thống này đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng

Hệ thống này đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng

Hệ thống cảnh báo va chạm cũng tương tự như phanh khẩn khấp tự động, đây là hai hệ thống an toàn tiên tiến nhất. Trước đây, chúng thường được trang bị trên những dòng xe hạng sang. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, hệ thống này dần được áp dụng ngay trên những dòng xe phổ thông hơn.

Đối với những dòng xe Sedan hạng C, crossover/SUV hạng C cũng đã trang bị công nghệ an toàn này. Trong khi đó tại Việt Nam, hệ thống này hoàn toàn được cắt bỏ do chi phí của chúng thường rất cao.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi thu thập được về hệ thống cảnh báo va chạm ở ô tô. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp người dùng có thêm những hiểu biết thú vị nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *