Dung dịch là gì? Khái niệm, phân loại và cách tính nồng độ dung dịch

Dung dịch là gì? Khái niệm, phân loại và cách tính nồng độ dung dịch
Đánh giá bài viết

Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu dung dịch là gì? Dung dịch bão hòa là gì? Nồng độ dung dịch là như thế nào?…. Cùng mayruaxegiadinh.com.vn ôn tập phần kiến thức dung dịch là gì lớp 5 và lớp 8 ngay sau đây nào!

Khái niệm dung dịch là gì?

Dung dịch được hiểu đơn giản là một loại hỗn hợp, khi một chất hòa tan được trong một chất khác sẽ tạo thành một dung dịch. Dung dịch chỉ có một pha, chất được hòa tan gọi là chất tan và chất dùng để hòa tan thì được gọi là dung môi.

Dung dịch là gì hóa 8.
Dung dịch là gì hóa 8?

Ví dụ về dung dịch như khi ta hòa tan đường vào trong nước sẽ thu được dung dịch nước đường. Trong đó, đường là chất tan và nước là dung môi.

Các đặc tính của dung dịch là gì?

Dung dịch là một loại hỗn hợp đồng nhất bởi thế mà chúng ta không thể dùng mắt thường để quan sát được những phân tử chất tan trong dung dịch. Hơn nữa. ta sẽ không thể tách riêng chất tan và dung môi khi dùng phương pháp cơ học thông thường bởi dung dịch có tính ổn định rất cao.

Tìm hiểu đặc tính của dung dịch.
Tìm hiểu đặc tính của dung dịch.

Phân loại dung dịch và nồng độ dung dịch

Sau khi đã hiểu khái niệm dung dịch là gì, tiếp theo đây chúng ta cùng tìm hiểu đến một số đặc điểm của dung dịch, đặc biệt là về việc phân loại cũng như nồng độ dung dịch nhé!

Phân loại dung dịch

Dung dịch được chia thành 3 loại chính gồm: dung dịch khí, dung dịch lỏng và dung dịch rắn. Cụ thể từng loại dung dịch như sau:

  • Dung dịch khí: là loại dung dịch có dung môi ở dạng khí và chỉ có khả năng hòa tan được các khí khác ở điều kiện cho phép. Dung dịch khí là một dạng dung dịch đặc biệt. Ví dụ không khí là một hỗn hợp bao gồm oxi cùng các chất được hòa tan trong nitơ.
  •  Dung dịch lỏng: là dung dịch có dung môi là chất lỏng và dung môi này có thể hòa tan được các chất tan ở cả dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí. Ví dụ: Dung dịch oxi được hòa tan trong nước, dung dịch nước đường là sự hòa tan của phân tử đường trong nước hay dung dịch nước muối là sự hòa tan của phân tử muối trong nước,….
  • Dung dịch rắn: dung dịch rắn là một dạng dung dịch có dung môi là chất rắn. Ví dụ như: hòa tan thủy ngân trong vàng thu được một dung dịch,…. So với dung dịch khí hay dung dịch lỏng thì loại dung dịch rắn này thường hiếm gặp hơn rất nhiều.

Nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch được phân chia thành 2 loại gồm: Nồng độ phần trăm và Nồng độ mol.

Tìm hiểu nồng độ dung dịch là gì?
Tìm hiểu nồng độ dung dịch là gì?

Nồng độ phần trăm: Cho biết số gam chất tan được hòa tan trong 100g dung dịch là bao nhiêu. Nồng độ phần trăm của dung dịch được ký hiệu là C%.

Công thức tính:

Trong đó:

– mct : khối lượng chất tan.

– mdd : khối lượng dung dịch

– m dung dịch chính là tổng khối lượng của dung môi và chất tan. m dung dịch được tính theo công thức: mdd = mct + mdm (mdm là khối lượng của dung môi).

Nồng độ mol: cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch là bao nhiêu. Nồng độ mol của dung dịch được ký hiệu là CM.

Công thức tính:

CM = nV.

Trong đó:

  • n : số mol
  • V: thể tích của dung dịch.

Độ tan và dung dịch bão hòa là gì?

Dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa

Dung dịch bão hòa là gì? Dung dịch bão hòa được định nghĩa là dung dịch cân bằng với lượng chất tan khi chưa được hòa tan ở một điều kiện cho trước.

Ví dụ: Khi hòa tan muối vào nước thì sản phẩm thu được là nước muối. Tuy nhiên, ta chỉ hòa tan được một lượng muối nhất định với lượng nước cho trước. Nếu tiếp tục cho thêm muối vào dung dịch cho tới khi không thể hòa tan được nữa thì dung dịch mà ta thu được này gọi là dung dịch bão hòa.

Ta sẽ không thể hòa tan chất tan được nữa với dung dịch bão hòa. Ngược lại với dung dịch bão hòa chính là dung dịch chưa bão hòa. Và đương nhiên ta vẫn có thể tiếp tục thực hiện hòa tan được chất tan với dung dịch chưa bão hòa.

Dung dịch bão hòa là gì?
Dung dịch bão hòa là gì?

Độ tan

Để phân biệt giữa 2 loại dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa, người ta thường dựa vào yếu tố độ tan của dung dịch. Độ tan ở đây được hiểu đơn giản là mức đo lượng một chất tan nhất định có thể được hòa tan vào trong một lượng dung môi là bao nhiêu, được xác định ở điều kiện cho trước.

Độ tan là đại lượng dùng để biểu thị cho mối quan hệ giữa chất tan và dung môi trong một dung dịch bão hòa. Nó biểu diễn ra số gam chất tan trên 100 gam dung môi hay số mol chất tan trên 1 lít dung môi hoặc theo các đơn vị khác.

Áp dụng giải tập trắc nghiệm vận dụng liên quan

Câu 1: Trong các câu khẳng định dưới đây đâu là đáp án đúng?

  1. Dung dịch là một hợp chất đồng nhất của chất tan và dung môi.
  2. Nước đường không phải là một dung dịch
  3. Dầu ăn tan hoàn toàn trong nước
  4. Có 2 cách để có thể hòa tan được chất rắn trong nước.

=> Đáp án: A

Câu 2: Xăng có thể hòa tan được chất nào trong các chất dưới đây:

  1. Nước
  2. Dầu ăn
  3. Muối biển
  4. Đường

=> Đáp án: B

Câu 3: Để quá trình hòa tan chất rắn trong nước diễn ra nhanh hơn thì biện pháp hiệu quả nhất là:

  1. Nghiền nhỏ chất rắn
  2. Cho đá vào chất rắn
  3. Khuấy dung dịch
  4. Cả A&C đều đúng

=> Đáp án: D

Câu 4: Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch gì?

  1. Tỉ lệ giữa chất tan và dung môi là 2:1
  2. Là dung dịch có thể hòa tan được thêm lượng chất tan
  3. Tỉ lệ giữa chất tan và dung môi là 1:1
  4. Làm quỳ tím chuyển màu đỏ

=> Đáp án: B

Câu 5: Đáp án nào dưới đây gồm 2 chất không thể hòa tan với nhau để tạo thành dung dịch?

  1. Đường và nước
  2. Xăng và dầu ăn
  3. Nước và rượu
  4. Cát và dầu ăn

=> Đáp án: D

Câu 6: Chất tan tồn tại ở dạng nào?

  1. Chất hơi
  2. Chất lỏng
  3. Chất rắn
  4. Chất rắn, lỏng và khí

=> Đáp án: D

Câu 7: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là gì?

  1. Dung dịch bão hòa
  2. Dung môi
  3. Dung dịch chưa bão hòa
  4. Cả A&B đều đúng

=> Đáp án: A

Câu 8: Độ tan của chất rắn trong nước sẽ thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ lên?

  1. Đều giảm
  2. Đều tăng
  3. Phần lớn giảm
  4. Phần lớn tăng

=> Đáp án: C

Câu 9: Ở nhiệt độ 20℃ với 40g nước cho hòa tan 14,36g NaCl thì được dung dịch bão hòa. Vậy ở nhiệt độ đó thì độ tan của NaCl là:

  1. 35,5g
  2. 35,9g
  3. 36,5g
  4. 37,2g

=> Đáp án: B

Câu 10: Ta thu được 0,5g muối khan từ việc làm bay hơi 50g một dung dịch muối. Vậy lúc đầu thì dung dịch đó có nồng độ là bao nhiêu phần trăm?

  1. 1%
  2. 1,1%
  3. 1,5%
  4. 3%

=> Đáp án: A

Câu 11: Hãy tính nồng độ mol của 2 lít dung dịch thu được sau khi hòa tan 6,2g Na2O vào nước.

  1. 0,01M
  2. 0,05M
  3. 0,1M
  4. 1M

=> Đáp án: C

Câu 12: Lấy mỗi chất hòa tan có khối lượng 10g hòa tan hoàn toàn vào nước thì được 100ml dung dịch. Vậy trong số những dung dịch dưới đây đâu là dung dịch có nồng độ mol lớn nhất?

  1. Na2SO4
  2. Na2CO3
  3. Ca(NO3)2
  4. NaH2PO4

=> Đáp án: A

Lời Kết

Trên đây mayruaxegiadinh.com.vn đã tổng hợp lại kiến thức liên quan đến dung dịch là gì. Hy vọng qua đó bạn đã hiểu rõ về hợp chất hóa học này cũng như những khái niệm nồng độ dung dịch hay dung dịch bão hòa là gì?…. Từ đó có thể vận dụng để giải các bài tập liên quan đến dung dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *