Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống Panadol không

Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống Panadol không
Đánh giá bài viết

Đau bụng kinh luôn là vấn đề khiến các bạn gái lo lắng vào mỗi kỳ kinh nguyệt bởi nó không chỉ gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và cả khả năng sinh sản sau này. Dưới đây là một số cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả chúng mình có thể tham khảo.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Để tìm ra cách hết đau bụng kinh hiệu quả, trước tiên chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thường gặp ở chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh thường gặp ở chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh hay còn gọi thống kinh là triệu chứng rất phổ biến liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng và xuống 2 đùi. Nguyên nhân gây đau bụng kinh được chia thành 2 loại dựa theo yếu tố gây ra hiện tượng này gồm: 

Nguyên nhân sinh lý (đau bụng kinh nguyên phát)

Thống kinh nguyên phát hay còn gọi là thống kinh vô căn thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên, gây đau nhẹ đến trung bình.

Nguyên nhân do căng thẳng ở những lần hành kinh đầu tiên của tuổi dậy thì, khi chưa hiểu rõ về hành kinh dẫn đến hiện tượng thống kinh với các mức độ khác nhau. 

Triệu chứng này xuất hiện một phần cho những lớp cơ thành tử cung co thắt quá mức, các cơ bị thiếu oxy cùng dưỡng chất gây ra cơn đau, một phần là do cơ thể sản xuất ra nhiều hormone Prostaglandin gây viêm thành tử cung.

Bên cạnh đó vào những ngày hành kinh, tử cung thường có xu hướng co bóp mạnh để đẩy tế bào chết, dịch nhầy và trứng rụng xuống âm đạo và đào thải ra bên ngoài. Đau bụng kinh do nguyên nhân trên đây được gọi là thống kinh nguyên phát hoặc đau bụng kinh sinh lý.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh nữ giới.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh nữ giới.

Bệnh lý tiềm ẩn (đau bụng kinh thứ phát)

So với thống kinh nguyên phát thì thống kinh thứ phát thường ít gặp hơn, triệu chứng này gây ra bởi một nguyên nhân bệnh lý nào đó. Tình trạng này có liên quan tới vấn đề tuổi tác, thường gặp nhiều ở phụ nữ khoảng từ 30-45 tuổi. 

Các rối loạn bệnh lý có khả năng gây ra tình trạng đau bụng kinh thứ phát gồm có:

  • Lạc nội mạc tử cung: Lớp nội mạc tử cung thông thường vốn nằm bên trong tử cung, tuy nhiên trong tình huống này lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung chẳng hạn như: buồng trứng, ống dẫn chứng,… gây ra đau bụng dưới.
  • U xơ tử cung: Khi có khối u phát triển trong tử cung có nguy cơ gây ra tình trạng rong kinh và thống kinh.
  • Viêm vùng chậu: Khiến những cơ quan trong vùng chậu hông như: tử cung, buồng trứng hay vòi trứng bị viêm nhiễm.
  • Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): Đây chính là hiện tượng “lạc chỗ: của các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp tử cung. Từ đó dẫn đến tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
  • Dụng cụ tránh thai: Đây là dụng cụ được đặt vào bên trong buồng tử cung để tránh khả năng thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh, có thể gây đau dữ dội đặc biệt là với những chu kỳ kinh nguyệt ngay sau khi đặt dụng cụ tránh thai.

Nhìn chung, mọi nguyên nhân gây ra thống kinh thứ phát đều có đặc điểm là do gia tăng lượng prostaglandin được tiết ra từ nội mạc tử cung, gây kích thích đến các cơ trơn tại tử cung và khiến nữ giới bị hành kinh.

Đau bụng kinh nên làm gì? Cách làm hết đau bụng kinh hiệu quả

Tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người mà mức độ thống kinh khác nhau. Chính vì vậy, phụ nữ cần phải xác định rõ tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát thường không có gì đáng lo ngại. Biểu hiện là thường xuất hiện các cơn đau ở phần bụng dưới, đôi khi sẽ có cảm giác đau ở vùng lưng dưới hoặc chân trên.

Cơn đau phần lớn bắt đầu trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong một vài ngày. Hầu hết phụ nữ đều chịu đựng được nhưng đôi khi thống kinh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động.

Một vài cách làm giảm đau bụng kinh:

  • Chườm – Tắm nước nóng

Chườm ấm vùng bụng dưới giúp cho phần tử cung co thắt được nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi, nhờ đó làm giảm cơn đau bụng kinh. Bạn có thể sử dụng miếng dán nóng, chai nước nóng hay túi chườm để chườm ấm vùng bụng của mình.

Chườm nóng làm giảm các cơn đau bụng kinh.
Chườm nóng làm giảm các cơn đau bụng kinh.

Ngoài ra, việc tắm nước nóng khi tới kỳ kinh nguyệt là một liệu pháp điều hòa cơ thể mà chị em phụ nữ nên lưu ý để làm giảm đau bụng kinh.

  • Massage

Thực hiện một số động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng và thực hiện liên tục cho tới khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. Việc massage giúp phần cơ bụng được giãn ra, làm giảm thiểu những cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh.

  • Sử dụng gừng tươi

Giã nhỏ một chút gừng tươi và đắp lên vùng bụng dưới (có thể kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng) trong khoảng 5-7 phút. Tính nóng đặc trưng của gừng sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả.

  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên

Thói quen tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp các cơ được thả lỏng, đồng thời cũng giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực. Nhờ đó hỗ trợ giảm cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng, kích thích đốt cháy prostaglandin.

Đi bộ nhẹ nhàng – cách để hết đau bụng kinh hiệu quả.

Một số bài tập phù hợp cho chị em trong những ngày “đèn đỏ” được các chuyên gia khuyến cáo là: tập yoga, đi bộ, đạp xe,…. Chúng có lợi ích trong việc giúp bạn cải thiện đau bụng kinh lại giúp cơ thể khỏe mạnh.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong kỳ kinh nguyệt, chị em cần chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, giàu chất xơ và ít dầu mỡ. Bên cạnh đó, nên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3,…. Đây đều là những thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ, chứng sưng viêm.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế nạp vào cơ thể các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn và cafein trong những ngày hành kinh. Trong đó, cafein là một chất kích thích hệ thần kinh giúp cơ thể tỉnh táo hơn cũng bởi vậy mà nó sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với những cơn đau, thậm chí còn khiến cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường.

Lời khuyên cho bạn trong những ngày này là nên dùng nước ấm, nước ép trái cây hay sinh tố rau củ thay vì những loại đồ uống có ga, nước giải khát, nhất là giai đoạn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong những ngày hành kinh là vô cùng quan trọng. Điều này giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây ra viêm nhiễm.

  • Ngủ ngon và đủ giấc

Trong những ngày hành kinh, sự thay đổi hormone cộng với những cơn đau bụng xuất hiện khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ chuyên khoa gợi ý rằng bạn có thể nằm ngủ theo tư thế bào thai. Tư thế ngủ này giúp những cơ quanh bụng được giãn ra và làm giảm đau bụng kinh.

Ngủ đủ giấc để cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau bụng để giảm thiểu các cơn đau bụng kinh nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia, tránh những tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn sử dụng không đúng cách.

Đối với đau bụng kinh thứ phát

Về trường hợp thống kinh thứ phát, để giải quyết những cơn đau chị em cần phải điều trị bệnh lý triệt để. Do đó, người bệnh cần phải đi khám chuyên khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh để có phương án điều trị thích hợp. Không tự ý điều trị tại nhà hay điều trị theo những phương pháp mà chưa qua xét nghiệm, kiểm tra để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Một số câu hỏi liên quan đến thống kinh

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Các cơn đau bụng kinh có thể xuất hiện theo từng đợt dữ dội hay xen kẽ những cơn đau âm ỉ liên tục. Bạn có thể bị đau bụng kinh vài giờ đến 1 ngày nhưng cũng có trường hợp thì đau đến tận 2-3 ngày. Nói cách khác, tần suất và thời gian diễn ra các cơn đau bụng kinh có thể khác nhau đối với mỗi phụ nữ. Một số chị em khi tới chu kỳ kinh nguyệt có thể bị đau bụng dội hơn người khác và điều này vẫn chưa thể lý giải rõ ràng.

Đau bụng kinh có uống được Panadol không?

Trước khi tìm hiểu Panadol có phải là cách trị đau bụng kinh an toàn, bạn phải hiểu rõ về thành phần thuốc để biết được liệu nó có gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý và sinh sản của bản thân không.

Panadol thuộc nhóm thuốc Paracetamol có chứa Paracetamol và Caffeine, có công dụng làm giảm nhanh những triệu chứng đau nhức trong cơ thể. Do đó, đối với đau bụng kinh, thuốc Panadol có thể giúp chị em bớt đau và mệt mỏi. 

Tuy nhiên, việc uống Panadol cần phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý uống thuốc khi chưa có hướng dẫn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được một số tác dụng phụ không mong muốn khi uống thuốc quá liều như: Ảnh hưởng đến gan thận, nguy cơ vô sinh, phản ứng da, làm giảm tiểu cầu, bạch cầu và huyết cầu,…

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị đau bụng kinh.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị đau bụng kinh.

Trong trường hợp bị các cơn đau bụng kinh dữ dội, chị em chỉ nên sử dụng Panadol khoảng 1 – 2 lần trong liều điều trị theo khuyến cáo, không quá 2 liều trong ngày và không uống liên tục trong toàn bộ kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần uống cũng cần phải cách nhau từ 4 – 6 tiếng để đảm bảo an toàn và không hại dạ dày.

Panadol hiện có nhiều loại như Panadol đỏ, Panadol xanh, Panadol Extra, Panadol dạng viên sủi… tất cả đều có thể dùng để giảm đau bụng kinh. Khi mua thuốc bạn hãy chọn cơ sở bán uy tín, chất lượng với dược sĩ có trình độ chuyên môn cao để được tư vấn chi tiết tác dụng của từng loại.

Đau bụng kinh có gây ảnh gì tới khả năng sinh sản không?

Đau bụng kinh nguyên phát là một phần của chu kỳ kinh nguyệt vì vậy hầu như nó không gây ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu là đau bụng kinh thứ phát thì khác, có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thiên chức “làm mẹ” của người phụ nữ.

Đau bụng kinh ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Đau bụng kinh ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Ví dụ như đối với lạc nội mạc tử cung và viêm xương chậu, khả năng cao có thể gây ra sẹo trong ống dẫn trứng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng để thụ tinh tạo thành hợp tử.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã nắm rõ được một số cách làm giảm đau bụng kinh đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà. Nếu tình trạng đau bụng kinh của bạn trở nên trầm trọng hơn, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và được điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi, mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *