Dao động thủy triều lớn nhất khi nào và nhỏ nhất khi nào

Dao động thủy triều lớn nhất khi nào và nhỏ nhất khi nào
5 (100%) 1 vote

Bạn đang tìm hiểu kiến thức về thủy triều và không biết dao động thủy triều lớn nhất và nhỏ nhất khi nào? Dao động thủy triều thường lớn nhất vào các ngày nào? Nhỏ nhất vào ngày nào?…. Hãy tìm đáp án cho những câu hỏi thú vị về chủ đề thủy triều trong bài viết ngay sau đây!

Dao động thủy triều lớn nhất và nhỏ nhất khi nào?

Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng cùng một phía (0 độ) hoặc 2 phía đối lập (180 độ) thì lực tác động lên nước biển sẽ đạt giá trị lớn nhất và không bị triệt tiêu lẫn nhau. Từ đó dẫn đến hiện tượng triều cường hay còn gọi là dao động thủy triều lớn nhất. Hiện tượng dao động thủy triều lớn thường mạnh nhất vào mùa đông và ngược lại, yếu nhất vào mùa hè.

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày dao động thủy triều lớn nhất (triều cường).
Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày dao động thủy triều lớn nhất (triều cường).

Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào?

Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày trăng tròn và không trăng. Bởi vào những ngày này là lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng.

  • Thủy triều thường dao động nhỏ nhất vào ngày nào?

Thông thường vào các ngày mồng 7 âm lịch và ngày 22 âm lịch trong tháng sẽ có dao động thủy triều nhỏ nhất. Lúc này ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng khuyết.

Lý do là bởi vào các ngày này Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm ở vị trí vuông góc, có nghĩa là lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời là nhỏ nhất. Vì vậy mà thủy triều dao động ở mức nhỏ nhất.

Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém).
Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém).
  • Tìm hiểu kiến thức mở rộng về hiện tượng thủy triều

Định nghĩa thủy triều là gì?

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông,… lên xuống trong một thời gian nhất định phụ thuộc chính vào sự biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán Việt, “thủy” nghĩa là nước và “triều” là cường độ nước dâng lên và rút xuống.

Sự thay đổi lực hấp dẫn (lực hút) của Mặt Trăng hay từ các thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm bất kỳ trên bề mặt của Trái Đất trong khi Trái Đất đang quay gây nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào các khoảng thời gian nhất định trong một ngày được gọi chung là thủy triều.

Thủy triều là hiện tượng mực nước dâng lên và hạ xuống theo thời gian nhất định.
Thủy triều là hiện tượng mực nước dâng lên và hạ xuống theo thời gian nhất định.

Thành phần của thủy triều là sự tác động của các yếu tố như: sự tự quay quanh trục của Trái Đất, khoảng cách giữa Mặt Mời hay Mặt Trăng so với Trái Đất và đường xích đạo, độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo.

Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng thủy triều

  • Theo khoa học, thủy triều là hiện tượng do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực ly tâm gây ra. Bởi thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở 2 miền tạo thành hình ellipsoid.
  • Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất, Trái Đất tự quay quanh nó một vòng, đồng nghĩa rằng khi ở một điểm nào trên Trái Đất có một lần hướng về Mặt Trời thì sẽ xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều là: 
  • Thủy triều bán nhật triều: Trái Đất sẽ có 2 lần mỗi ngày nước dâng cao và 2 lần nước xuống.
  • Thủy triều toàn nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày thủy triều dâng cao một lần và một lần thủy triều xuống.
  • Ngoài ra, Mặt Trời cũng là yếu tố có khả năng sinh ra lực hấp dẫn thủy triều. Tuy nhiên, khả năng này chỉ bằng 5/11 so với lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Khi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời trùng nhau thì thủy triều sẽ tăng lên cao hơn.
Sự tác động của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực ly tâm Trái Đất gây ra hiện tượng thủy triều.
Sự tác động của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực ly tâm Trái Đất gây ra hiện tượng thủy triều.

Đặc điểm của thủy triều

Các biến đổi của thủy triều trải qua những giai đoạn như sau:

  • Triều lên (flood tide): Mặt nước dâng lên cao hơn bình thường và làm ngập vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.
  • Triều cao (high tide): Thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất trước khi nó rút xuống.
  • Thủy triều xuống (ebb tide): Là khi nước rút khỏi vùng nước mà nó lấn lên trước đó. Hiện tượng này thường sẽ xảy ra trong vài giờ.
  • Triều thấp (low tide): Là hiện tượng mực nước sẽ ở vị trí cố định tại điểm thấp nhất của nó.

Thủy triều tạo ra những dòng chảy có tính dao động được gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm mà dòng triều ngừng chuyển động thì gọi là nước đứng hoặc nước chùng (slack water). Hiện tượng nước đứng thường xuất hiện gần lúc con nước cao hoặc con nước thấp.

Sau đó, thủy triều đổi hướng sẽ tạo ra sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường chỉ xuất hiện gần lúc mực nước triều thấp hoặc triều cao, nhưng tại một số nơi, thời gian xuất hiện nước đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều thấp hoặc triều cao.

Đặc điểm của thủy triều.
Đặc điểm của thủy triều.

Hiện tượng thủy triều phổ biến nhất là nhật triều hoặc bán nhật triều tức 2 lần nước lớn trong ngày có đỉnh bằng nhau, chúng bao gồm mực nước lớn thấp và mực nước lớn cao trên đồ thị triều. Tương tự đối với 2 lần nước ròng gồm nước ròng thấp và nước ròng cao.

Ứng dụng của thủy triều trong đời sống như thế nào?

Từ xa xưa con người đã biết tận dụng hiện tượng thủy triều vào thực tế cuộc sống. Tại Việt Nam, việc quan sát hiện tượng thiên nhiên này lên xuống khi nào đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Một số ứng dụng của thủy triều vào đời sống – xã hội như là:

  • Đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc nước nhà. Bạn còn nhớ kiến thức từng được học trong chương trình lịch sử phổ thông về chiến thắng quân Nam Hán và Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng năm nào không? Yếu tố thủy triều đóng vai trò trọng tâm trong việc quyết định đến chiến thắng của quân ta.
  • Con người từ thời xa xưa sống dựa vào biển nên đã biết cách tính theo con nước, chu kỳ lên xuống của nó. Nhờ yếu tố tự nhiên này mà tìm được nguồn lương thực rất lớn, biết cách bắt hải sản như: tôm, cua, cá,….
  • Mỗi lần chu kỳ của thủy triều xuất hiện sẽ mang theo nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú. Vì vậy, hoạt động bắt bắt thủy hải sản phụ thuộc vào thời gian kéo dài mỗi chu kỳ thủy triều.
  • Con người đã biết sử dụng thủy triều từ rất sớm để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện dựa vào triều cường. Bên cạnh đó, nó còn góp phần to lớn cho ngành ngư nghiệp, tham gia vào quá trình nghiên cứu thủy văn.
  • Ngoài ra, con người còn tận dụng lợi thế của thủy triều để thực hiện việc đóng tàu thuyền.
Nhiều quốc gia hiện nay đẩy mạnh khai thác năng lượng thủy triều để phục vụ đời sống.
Nhiều quốc gia hiện nay đẩy mạnh khai thác năng lượng thủy triều để phục vụ đời sống.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề “dao động thủy triều lớn nhất và nhỏ nhất khi nào, vào ngày nào”. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một số đặc điểm cơ bản của thủy triều trên Trái Đất và giải đáp được những câu hỏi liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *