Cô đơn là gì? Biểu hiện và cách để vượt qua sự cô đơn

Cô đơn là gì? Biểu hiện và cách để vượt qua sự cô đơn
Đánh giá bài viết

Cô đơn là một phần trong những khoảnh khắc của đời sống mà đôi khi chúng ta lại cảm thấy đó là một điều hoàn toàn bình thường. Cô đơn trở thành vấn đề khi cảm giác này hiện diện một cách thường xuyên và lặp đi lặp lại khiến bạn cảm thấy đau khổ. Vậy bản chất cô đơn là gì? Nguyên nhân của cảm giác cô đơn ra sao và ảnh hưởng của nó tới mỗi người như thế nào?…..

Cô đơn là gì? Cô đơn tiếng Anh là gì?

Cô đơn được hiểu là một trạng thái của cảm xúc phức tạp ở con người. Thể hiện là một người thích cuộc sống ở một mình và không chia sẻ hay đồng điệu với những người khác trong xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết nối cũng như giao tiếp với những cá nhân khác.

Trong một môi trường hoặc hoạt động tập thể, sự cô đơn luôn thiên hướng tách một người ra khỏi một cái chung. Do đó, sự cô đơn có thể cảm nhận được ngay cả khi con người vẫn được bao quanh bởi những người xung quanh.

Cô đơn trong tiếng Anh là Loneliness.
Cô đơn trong tiếng Anh là Loneliness.

Hiểu một cách khác, sự cô đơn chính là một cơ chế để thúc đẩy một cá nhân tìm kiếm tới sự kết nối trong xã hội. Khi mà trong bất cứ một mối quan hệ nào thì họ đều khó để chia sẻ và khó để tìm được người đồng điệu khi muốn giãi bày. Và dù có ở trong gia đình hay trong công việc thì họ cũng không có ai thực sự thân thiết.

Cô đơn cũng không hẳn là không có một ai ở bên cạnh mà đó chỉ là cảm giác có một mình của họ. Cô đơn càng không phụ thuộc vào số lượng bạn bè hoặc các mối quan hệ mà bạn có, thay vào đó nó lại phụ thuộc chính vào cảm xúc của bạn với các mối quan hệ.

Người ta liệu có cảm thấy sự thoải mái hay thân thiết để chia sẻ, để làm việc chung hay không mới là cảm giác bạn bị lạc lõng và cô lập với mọi người xung quanh. Khi không cùng chung sở thích, khác nhau về tính cách cũng như nhu cầu.

Theo thống kê, có tới hơn 60% con người rơi vào trạng thái cô đơn ngay cả khi họ đã kết hôn. Lý do là vì trong gia đình họ không thể chia sẻ với bạn đời của mình về những áp lực gặp phải.

Cô đơn không phải là việc phải ở một mình mà nó xuất phát từ những yếu tố tâm lý cá nhân đang tồn tại trong mỗi con người. Và cũng từ đó mà càng tạo ra những rào cản vô hình khiến cho các mối quan hệ dần trở lên xa cách.

Nguyên nhân của cảm giác cô đơn là gì?

Cô đơn có thể xảy đến với mỗi chúng ta bởi rất nhiều lý do nhưng chúng ta cần phải hiểu một điều rằng: cảm giác cô đơn không chỉ đơn thuần xuất phát duy nhất từ việc bị cô lập. Đôi khi, từ chính bản thân cảm thấy không đủ tự tin và dẫn đến giữ khoảng cách với những người xung quanh. Khoảng cách này lâu dần sẽ trở thành rào cản và ngăn cách bạn với thế giới xung quanh. Từ đây, cảm giác cô đơn sẽ bắt đầu xuất hiện.

Tìm hiểu nguyên nhân của cảm giác cô đơn là gì?
Tìm hiểu nguyên nhân của cảm giác cô đơn là gì?

Ngoài ra, xu hướng sống nội tâm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho một người mang nỗi cô đơn. Đối với những người sống nội tâm, họ thường giữ riêng cho mình những suy nghĩ cũng như cảm xúc mà chẳng thể chia sẻ cùng ai. Vì thế, họ có thể là những người đang rơi vào trạng thái cô đơn nhiều nhất.

Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội cũng khiến cho một người có cảm giác bị cô đơn. Khi cô đơn thì con người ta thường tìm đến mạng xã hội thế nhưng càng dành nhiều thời gian cho nó thì người ta lại càng cảm thấy cô đơn.

Đặc biệt, sau sự đổ vỡ của một mối quan hệ thì giới trẻ thường sẽ tìm tới mạng xã hội nhiều hơn. Việc làm này có thể để họ nhìn lại những kỷ niệm hoặc đơn giản chỉ là để vơi đi nỗi buồn mà thôi. Từ đó, cảm giác cô đơn lại xuất hiện và nó ngự trị tinh thần của họ một cách rõ ràng hơn.

Sự cô đơn xuất hiện bởi xu hướng sống không muốn tạo gánh nặng cho người khác.
Sự cô đơn xuất hiện bởi xu hướng sống không muốn tạo gánh nặng cho người khác.

Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2019 bởi YouGov – công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường dựa trên Internet quốc tế, trụ sở tại Anh cho thấy, xu hướng sống không muốn tạo gánh nặng cho người khác chính là một lý do phổ biến nhất khiến những người mang cảm giác cô đơn không muốn chia sẻ cảm xúc cũng như tâm sự với bất kỳ ai. Trong tổng số những người khảo sát có tới 75% cho biết họ chưa từng kể với ai về cảm giác của mình.

Biểu hiện của người đang cô đơn

Lý tưởng hóa những mối quan hệ xưa cũ

Khi ở thời điểm hiện tại bạn không có đủ yêu thương để thay thế cho những gì đã qua đi, bạn lại hay hồi tưởng về những mối quan hệ trước đây. Rất có khả năng bạn cảm thấy các ký ức đó quá đẹp nhưng thực tại lại không thể khỏa lấp được. Bạn nhớ về mối tính đầu, nhớ những cuộc trò chuyện, những dòng tin nhắn hay những nơi đã đi qua,… là những ví dụ điển hình.

Ngại gặp gỡ người mới, ngại kết bạn

Một sự thật mà ít người biết về cô đơn là nó có thể nhân bản vô tính như tế bào, nghĩa là cô đơn sẽ sản sinh thêm cô đơn. Khi bạn đã quá quen với việc ở một mình thì bạn càng ít có động lực hơn cho việc mở rộng các mối quan hệ.

Bạn cảm thấy thật “ngầu” bởi mình có thể làm được mọi thứ một mình mà không đến tới sự trợ giúp của bất kỳ ai, như nuôi thật nhiều thú cưng, dậy sớm chạy bộ, đi ăn, đi du lịch một mình,…. Cho tới một ngày, đột nhiên bạn mới nhận ra rằng mình thực sự đang không ổn. Chỉ là vì bạn đã một mình quá lâu tới nỗi bạn đã quên mất rằng ai cũng khao khát có một người để tâm sự, để bầu bạn mà thôi.

Biểu hiện của cô đơn: ít mở rộng mối quan hệ, quen với việc ở một mình.
Biểu hiện của cô đơn: ít mở rộng mối quan hệ, quen với việc ở một mình.

Vờ rằng chán ngán những mối quan hệ yêu đương

Mỗi người đều sẽ có một cách nhìn nhận cũng như nhu cầu về mối quan hệ yêu đương khác biệt bởi thế mà chúng ta không nên chế nhạo hay nhìn họ bằng ánh mắt khác thường chỉ vì họ khác bạn được.

Nếu bạn thể hiện sự coi thường với ai đang yêu hoặc mong muốn được yêu thì rất có khả năng trong thâm tâm bạn cũng đang khao khát về một điều tương tự. Nếu không, bạn đã chẳng cần phải chối bỏ điều đó để làm gì cả.

Ám ảnh với việc hoàn thiện bản thân

Chẳng có gì sai trái khi một ai đó mong muốn hoàn thiện bản thân cả. Tuy nhiên, một khi khuynh hướng thay đổi tích cực bị biến thành sự chú trọng, kỳ vọng quá mức vào bản thân và thậm chí quên đi những mối quan hệ bên ngoài thì bạn cần phải suy nghĩ lại.

Khi thấy bản thân mình chưa đủ giỏi, chưa phát huy hết mức chúng ta lại thường có xu hướng theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Và cảm giác đó thường trở nên rõ nét nhất khi mà chúng ta đang xa cách với những người xung quanh.

Cảm giác bão hòa và trống rỗng

Theo tác giả Brianna West nhận định rằng: “Tê liệt cảm xúc không phải là cảm nhận được gì mà là cảm nhận được mọi thứ nhưng lại chẳng làm được cái gì trọn vẹn cả.”

Bạn bắt đầu kiềm chế hầu hết các cảm xúc của bản thân khi cảm thấy việc trải lòng chẳng còn ý nghĩa gì ở thời điểm hiện tại nữa. Bạn cũng thường tự cô lập luôn cảm xúc của bản thân khi bạn cảm thấy mình bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.

Ám ảnh các chi tiết không mấy quan trọng

Một khi các nhu cầu thiết yếu (tình yêu hay các mối quan hệ) không được đáp ứng thì thường chúng ta sẽ rơi vào cảm giác mọi thứ bị mất kiểm soát. Vì vậy, chúng ta càng dễ bị ám ảnh bởi các tiểu tiết trong cuộc sống, là những thức mà bạn có thể kiểm soát để duy trì ảo tưởng về sức mạnh và quyền lực.

Chúng ta cũng dễ bị kích động, dễ trở nên khó tính, lập dị và ám ảnh hơn. Lý do là vì nhu cầu thật sự của chúng ta không thể được đáp ứng và ta chuyển sự thất vọng của mình sang những nhu cầu nhỏ hơn.

Phóng đại sự khác biệt của bản thân với người xung quanh

Càng ít kết nối với người khác thì chúng ta lại càng biện minh cho sự tách biệt cộng đồng của mình. Một khi càng cô đơn bạn lại càng muốn phân loại và định nghĩa, giải thích cho sự cô đơn đó.

Theo lẽ thông thường, con người sẽ tìm mọi cách để lý giải nhằm không ảnh hưởng tới cái tôi cá nhân. Vì vậy, ta biện minh đó là sự tự lập, là ảnh hưởng của tính hướng nội hay sự chọn lựa hoặc tự hào một cách phi lý về sự tách biệt của mình hơn là thực sự quan tâm đến nó.

Thường xuyên phê bình bản thân

Bạn thường dễ dàng thỏa hiệp với sự thiếu sót hơn khi bản thân sống gần những người yêu thương. Và ngược lại, khi bạn cảm thấy không thể kết nối được với mọi người nữa thì bạn lại soi xét những thiếu sót đó một cách kỹ càng hơn lúc nào hết và liên tục nhắc nhở bản thân về lý do rằng tại sao bản thân lại không được yêu thương.

Thật ra, đó thực chất không phải ở riêng chúng ta hay lỗi tại định mệnh mà bởi vì ta đã quá cô đơn. Trái lại, vì không có sự ủng hộ, sự kết nối với mọi người mà chúng ta cảm thấy không còn cách nào để có thể khắc phục được mọi khuyết điểm mà ta luôn xét nét.

Không ngừng cảm thấy kiệt sức

Nhu cầu kết nối với mọi người là một thiên tính sẵn có của chúng ta và kể cả là người hướng nội nhất trên đời đi chăng nữa cũng cần được đáp ứng điều này. Khi quá lâu với một mình thì đến một lúc nào đó trong ta sẽ chỉ còn mệt nhoài và nản lòng mà thôi.

Do đó, chúng ta cần được truyền cảm hứng, ủng hộ và sự giúp đỡ từ một ai đó để giúp chúng ta tiến bộ. Khi bạn cố gồng gánh mọi thứ một mình chỉ càng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức mà thôi.

Biểu hiện của cô đơn: mệt mỏi, nản lòng khi ở một mình quá lâu.
Biểu hiện của cô đơn: mệt mỏi, nản lòng khi ở một mình quá lâu.

Từ chối mọi cơ hội mới

Khi chúng ta càng cô đơn thì thế giới quanh ta sẽ ngày càng thu hẹp lại. Và một khi không liên lạc với người khác trong một thời gian dài thì chúng ta càng thu mình với cuộc sống. Theo đó, ta sẽ chỉ thích được ở nhà hơn là đi ra ngoài, thích an toàn hơn là sự mại hiển và bỏ qua mọi cơ hội mà đáng lẽ ta phải biết theo đuổi và nắm bắt.

Tách khỏi thế giới bên ngoài đồng nghĩa với việc chúng ta từ bỏ đi một phần đặc tính của con người đó là sự kết nối và vươn tới những điều lớn lao hơn. Quan trọng nhất, đó chính là khả năng phấn đấu để có thể trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình.

Ảnh hưởng của cô đơn

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần mà cảm giác cô đơn còn tác động xấu tới sức khỏe thể chất của con người. Theo kết quả từ một nghiên cứu mới đây nhất của Tiến sĩ White đã chỉ ra rằng, cô đơn có liên quan tới tỷ lệ tử vong của con người. Cụ thể, những người thường mang cảm giác cô đơn sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người bình thường.

Ngoài ra, những người có cảm giác cô đơn trong một khoảng thời gian dài thường sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng. Theo Tiến sĩ White, căng thẳng kéo dài là tác nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống miễn dịch vì thế mà làm suy giảm đi một số hormone nhất định nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cô đơn còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm điển hình như: ung thư, tiểu đường, huyết áp cao hay đột quỵ và một số bệnh về tim.

Ảnh hưởng tiêu cực của sự cô đơn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Ảnh hưởng tiêu cực của sự cô đơn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

Nhiều người trong khoảng thời gian cô đơn, lo lắng hoặc căng thẳng có xu hướng sử dụng chất kích thích như: rượu, bia hoặc thuốc lá,…. và đặc biệt số lần sử dụng trong một ngày sẽ nhiều hơn mức bình thường.

Và điều này thì gây ra các tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của họ. Đặc biệt, việc lạm dụng hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi và làm ảnh hưởng tới hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.

Làm thế nào để vượt qua sự cô đơn?

Chấp nhận sự cô đơn một cách tạm thời

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều không thể tránh khỏi được những thời khắc phải một mình như: trong một cuộc du lịch, khi chuyển chỗ ở, trong các chuyến đi,…. Trong những hoàn cảnh như thế này chúng ta cần học cách chấp nhận sự cô đơn bởi nó là một điều “bình thường”.

Điều này chúng ta có thể học được từ thời thơ ấu, trẻ cần ý thức về sự độc lập cũng như học cách tin vào bản thân mình. Ngược lại, một đứa trẻ quá được nuông chiều và bao bọc hoặc chúng chưa bao giờ được trấn an về nỗi sợ hãi cũng như những ham muốn của bản thân, rất có thể sẽ phát triển một cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi khủng khiếp khi trưởng thành.

Vì vậy, việc quản lý sự cân bằng trong thời thơ ấu là cần thiết: tiếp xúc với tình trạng cô đơn quá sớm và một cách thường xuyên hoặc ngược lại, nếu trẻ chưa từng biết tới điều này sẽ dẫn tới việc khi trưởng thành họ sẽ cố gắng bằng mọi cách để thoát khỏi sự cô đơn.

Do đó, vấn đề ở đây không phải là cô đơn mà chính là những trải nghiệm đau khổ mà gây ra bởi cảm giác cô đơn. Một số người sẽ cảm thấy rất khó chịu tuy nhiên một số khác lại không thấy như vậy, họ vẫn cảm thấy ổn khi chỉ có một mình mà thôi. Vì thế, điều quan trọng nhất vẫn là cách chúng ta nhìn nhận về sự cô đơn.

Tìm hiểu về vấn đề của bạn

Chúng ta sẽ giải quyết được tới 70% vấn đề của mình khi chúng ta hiểu về bản chất của nó. Nguyên nhân quyết định khiến bạn cảm thấy cô đơn là gì? Khi nào bạn cảm thấy bản thân trở nên tồi tệ nhất? Liệu có một số người nào đó có thể làm bạn cảm thấy bớt cô đơn khi có sự hiện diện của họ? Từ bao giờ bạn lại có cảm giác như thế này?….

Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn có thể hiểu được những cảm giác khó chịu của bạn xuất phát từ đâu. Thậm chí, bạn cũng có thể giữ một cuốn nhật ký cho riêng mình để ghi lại những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy cô đơn nhất, với ai và tại sao?

Trong cuộc sống hiện đại, đôi khi chúng ta quên đi rằng điều thật sự quan trọng đối với chúng ta là gì. Do đó, sẽ tốt hơn để hiểu bản thân mình thông qua việc tự hỏi những mong muốn, những nhu cầu và cả những nỗi sợ,…. của mình là gì.

Hãy tìm hiểu rõ ràng về vấn đề của bản thân.
Hãy tìm hiểu rõ ràng về vấn đề của bản thân.

Tham gia vào các mối quan hệ

Có thể bạn biết rất nhiều người tuy nhiên không phải ai bạn cũng cảm thấy tình bạn thực sự giữa bạn và họ. Bạn cần biết rằng cũng giống như tình yêu thì tình bạn đều xứng đáng để bạn cố gắng.

Để đem lại ý nghĩa và giá trị cho các quan hệ xã hội bạn cần thiết: tạo ra nhiều điều mới mẻ, dành thời gian của bạn để tạo ra những kỷ niệm cho bạn. Và khi bạn đã tham gian nhiều hơn vào các mối quan hệ của bạn thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ sớm cảm nhận được sự có đi có lại và tạo ra một tình bạn thực sự.

Chia sẻ những sở thích của bản thân

Vòng tròn luẩn quẩn của sự cô đơn sẽ càng khiến bạn muốn được ở một mình và không muốn gặp gỡ những người khác hơn. Bạn có một niềm đam mê nào đó? Hãy tìm những người mà bạn có thể cùng chia sẻ những đam mê này với bạn.

Nếu có thói quen chơi thể thao với bạn bè thì đừng ngần ngại hãy mở lời để tham gia cùng họ. Hơn nữa, thể thao cũng là một điều rất tốt giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả. Những mối liên hệ nhờ đó sẽ được tạo ra dễ dàng hơn nhờ vào những điểm chung.

Tham gia vào các mối quan hệ xã hội và chia sẻ sở thích cá nhân.
Tham gia vào các mối quan hệ xã hội và chia sẻ sở thích cá nhân.

Tìm lại sự tự tin vào chính bản thân mình

Hãy yêu bản thân bạn nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn không thích bản thân mình? Vậy hãy bắt đầu bằng cách tự chăm sóc bản thân, cơ thể cũng như tâm trí của bạn.

Hãy làm những gì mà bạn thấy thích, thực hiện những hành động mà bạn vượt trội; để ý tới mọi thành công mà bạn đã đạt được ngay cả khi nó là nhỏ nhất hoặc thay đổi phong cách ăn mặc nếu bạn không thích vẻ bề ngoài hiện tại của bạn. Nói chúng điều quan trọng nhất chính là bạn cảm thấy thoải mái nhất với chính bạn nhưng cũng đừng quên khoan dung với chính bạn. Và mọi thứ đều cần có thời gian, đừng gượng ép bản thân một cách mệt mỏi.

Nghĩ về những điều mà bạn yêu thích

Những khoảnh khắc mà bạn thực sự ở một mình lại chính là những khoảnh khắc đặc quyền. Việc xa công việc, xa gia đình hay bạn bè, tránh những ồn ào mà bạn có một vài giờ tự do với người mà bạn biết rất rõ là chính bạn. Hãy tự lập danh sách những điều mà bạn thích hoặc thích làm một mình như: nghe nhạc, đọc sách, xem phim, vẽ, ngủ nướng, nấu ăn,…. và dành thời gian để thực hiện từng việc một.

Bạn cần hiểu một điều rằng, tình trạng cô đơn không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta có thể nhìn nhận chúng theo nhiều cách khác nhau và thậm chí có thể tận hưởng sự cô đơn ấy.

Phân biệt giữa cô đơn với cô độc

Đặc điểm:

Cô đơn là một cảm giác của sự thiếu vắng, sự thiếu hụt điều gì đó trong xây dựng các mối quan hệ. Cũng có thể được xem là một nỗi đau, phiền muộn hay một nhu cầu không được đáp ứng một cách toàn vẹn. Cô đơn khiến cho một người cảm thấy bất an và khó để tham gia vào những hoạt động chung. Và thậm chí khi đang tham gia vào xã hội đi chăng nữa thì họ cũng lựa chọn cách thức giải quyết mọi thứ một mình.

Còn cô độc nghĩa là vẫn hiện diện đó, đủ đầy và sinh động, tràn đầy niềm vui sống, tình yêu nhưng chỉ có một mình. Hay nói cách khác, cô độc chính là tình trạng cách ly xã hội và sống duy chỉ một mình. Cô đơn có thể tách con người ra khỏi những mối quan hệ xã hội, đặc biệt còn có khả năng tàn phá sức khỏe của một người hơn là cảm giác cô đơn. Từ đó mà khiến cho họ có thể tham gia vào những mối quan hệ bình thường.

Trong từ điển tiếng Việt, cô đơn và cô độc là 2 cụm từ đồng nghĩa với nhau và đều mang lại ý hiểu giống nhau khi một người luôn sống, muốn sống và ở một mình trong thế giới của riêng họ nhưng sự hiện hữu lại không tuân theo từ điển của bạn. Tuy nhiên khi cùng nhìn trên ý nghĩa, cô độc và cô đơn lại mang đến các đánh giá trạng thái cảm xúc là khác nhau.

Mặt khác, cô đơn là nỗi buồn khi không thực sự hòa hợp được với một mối quan hệ nào còn cô độc lại không phải nỗi buồn mà đó chính là một sự lựa chọn.

Cô đơn là một trạng thái có thể khiến bạn phát ốm với chính mình, cảm giác chán nản và mệt mỏi với chính bản thân. Nhiều người rất muốn thay đổi để có thể hòa nhập tốt hơn vào những mối quan hệ. Trong khi đó, cô độc lại thấy hân hoan khi được là chính mình và bạn thấy hạnh phúc khi được là chính mình. Bạn cảm thấy việc sống một mình là rất tốt bởi bạn không cần phải bận tâm hay ràng buộc từ những điều xung quanh.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa cô đơn và cô độc.
Tìm hiểu sự khác nhau giữa cô đơn và cô độc.

Cảm giác có thể cảm nhận được:

Cô đơn là một loại cảm giác không trọn vẹn và không thoải mái cho việc chia sẻ hay cảm thông. Thậm chí bạn cần một người nhưng người đó lại không hiện diện bên bạn. Bạn cần được sự quan tâm, được tâm sự và được thân thiết hay tham gia vào cuộc sống thoải mái nhất.

Trong khi đó, cô độc lại là thứ cảm giác rằng bạn đã hoàn thiện mà chẳng cần một ai khác, chỉ mình là là đã đủ rồi. Từ đó, bạn có xu hướng tự tách bản thân ra khỏi những mối quan hệ để sống trong xã hội của riêng bạn.

Người cô độc đôi khi cũng sẽ cảm thấy cô đơn trong chính thế giới của riêng họ, khi mà họ không có lấy một mối quan hệ xã hội nào, một tình bạn hay một tình yêu. Họ cảm thấy bản thân khác với những người xung quanh nhưng lại thật khó để có thể thoát ra được khỏi thế giới riêng ấy.

Cụm từ “cô đơn” sẽ lập tức khiến bạn nghĩ ngay tới vết thương – điều gì đó cần được chữa lành và lấp đầy. Bạn có thể trong thế giới vậy nhưng lại không nhận được những mối quan hệ thân thiết như những tình bạn đẹp khác.

Còn cụm từ “cô độc” lại không có nghĩa là vết thương hay là khoảng trống cần được lấp đầy. Cô độc lại mang nghĩa là hoàn thiện, là một cảm giác đầy đủ và đáp ứng trong mối quan hệ chỉ có riêng mình họ.

Cô đơn là một cảm giác không trọn vẹn còn cô độc lại là cảm giác đầy đủ, đáp ứng trong mối quan hệ chỉ có riêng họ.
Cô đơn là một cảm giác không trọn vẹn còn cô độc lại là cảm giác đầy đủ, đáp ứng trong mối quan hệ chỉ có riêng họ.

Kết Luận

Như vậy, toàn bộ nội dung liên quan tới cô đơn đã được mayruaxegiadinh.com.vn tổng hợp và vừa chia sẻ tới bạn đọc trên đây. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ bản chất cô đơn là gì cũng như phân biệt được cảm giác cô đơn với cô độc và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần.

Thông qua một số cách để có thể vượt qua được trạng thái cô đơn mà chúng tôi đã gợi ý trên đây mong rằng phần nào đó giúp bạn chiến đấu để thoát khỏi cảm giác không mấy thoải mái này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, để lại bình luận nếu bạn còn điều gì thắc mắc liên quan tới nội dung. Và đừng quên truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật nhiều hơn những thông tin hữu ích mỗi ngày bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *