Chất kiềm là gì? Môi trường kiềm là gì? Có đặc điểm, tính chất gì?

Chất kiềm là gì? Môi trường kiềm là gì? Có đặc điểm, tính chất gì?
Đánh giá bài viết

Chất kiềm là gì? Độ kiềm là gì? Tính kiềm là gì? Môi trường kiềm là gì?…. là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người khi nói đến chất kiềm. Cùng tìm hiểu chi tiết về chất kiềm, tính chất cũng như công dụng của loại chất này, đặc biệt công dụng của môi trường kiềm bên trong cơ thể ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chất kiềm là gì?

Chất kiềm vốn là một khái niệm thuộc lĩnh vực hóa học chỉ muối hoặc bazơ của một nguyên tố kim loại kiềm hoặc nguyên tố kim loại kiềm thổ. Hay hiểu đơn giản hơn thi chất kiềm gồm các bazơ có khả năng hòa tan được trong nước.

Khái niệm chất kiềm là gì?
Khái niệm chất kiềm là gì?

Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau mà chất kiềm được chia thành nhiều loại và cách chia phổ biến nhất đó là chia chất kiềm thành 2 loại chính gồm: chất kiềm từ tự nhiên thường được biết đến là các dung dịch chứa được lấy từ tự nhiên hoặc được chiết xuất từ tự nhiên và kiềm kim loại. Ngoài ra, chất kiềm cũng có thể là kim loại kiềm thổ hay những loại thực phẩm có chứa chất kiềm.

Đặc điểm, tính chất của chất kiềm

Tương tự như các chất khác thì chất kiềm cũng có những thuộc tính, đặc tính đặc trưng nhất định. Những đặc điểm về mặt vật lý cũng như hóa học của chất kiềm được xác định cụ thể như sau:

  • Về khả năng ăn mòn: Đặc tính đáng chú ý nhất của chất kiểm phải kể đến khả năng ăn mòn. Điều này được ghi nhận rõ nhất ở một số kiềm có tính ăn mòn cao điển hình như: NaOH, KOH.
  • Vị của chất kiềm: Chất kiềm thông thường sẽ có vị đắng vừa hoặc là đắng nhẹ tùy thuộc vào từng kim loại.
  • Mùi của chất kiềm: Các chất kiềm hầu hết đều có mùi tương tự như xà phòng hoặc mùi gây cho con người cảm giác buồn ngủ.
  • Độ pH của chất kiềm: Độ pH của chất kiềm luôn được xác định từ mốc 7 bởi loại chất này mang đặc tính kiềm. Trong đó, ở thang pH tính từ 7 cho kiềm trung tính, kiềm càng mạnh khi chỉ số càng cao trên 7.
  • Kiềm phản ứng với axit gọi là phản ứng trung hòa tạo thành muối và nước.
  • Khả năng dẫn điện của dung dịch kiềm: Các ion di động chứa nhiều trong dung dịch kiềm vì thế đa phần chất kiềm đều có tính chất dẫn điện.
  • Thử chất kiềm với giấy chỉ thị màu: Khi thử với giấy quỳ thì màu chỉ thị phổ quát sẽ chuyển sang màu xanh lam hoặc tím, dung dịch kiềm chuyển giấy quỳ đỏ thành xanh.
  • Tính hòa tan: Chất kiềm có khả năng hòa tan nhiều với nước.

Một số khái niệm liên quan đến chất kiềm

Dung dịch kiềm là gì?

Dung dịch kiềm là một hydroxit kim loại truyền thống, bằng cách lọc tro chứa phần lớn Kali Cacbonat hoặc Kali mà người ta thu được nó hoặc một chất kiềm mạnh có khả năng hòa tan trong nước cao tạo ra các dung dịch xút. Natri hydroxit (NaOH) hoặc Kali Hydroxit (KOH) thường được thay thế bằng tên “Lye” trong lịch sử.

Ngày nay, dựa vào quy trình chloralkali tế bào mà người ta sản xuất thương mại dung dịch kiềm. Nhờ đó mà nó được cung cấp dưới đa dạng hình thức khác nhau như là: dạng dung dịch, bột thô, mảnh, viên hay microbead.

Dung dịch kiềm là gì?
Dung dịch kiềm là gì?

Kim loại kiềm là gì?

Kim loại kiềm là các nguyên tố thuộc nhóm IA, nằm ở cột đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Các nguyên tố kim loại có đặc điểm chung là đều có một electron ở lớp vỏ electron ngoài cùng. Liên kết của electron đơn độc này thường lỏng lẻo khiến nó trở thành một tập hợp những nguyên tố kim loại phản ứng.

Các kim loại kiềm gồm những kim loại điển hình, có màu trắng bạc hoặc ánh kim, mềm và nhẹ. Các kim loại theo thứ tự từ Li cho đến Cs có khối lượng riêng và độ cứng tăng dần nhưng lại giảm dần với nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.

Thế nào là kim loại kiềm
Thế nào là kim loại kiềm

Hợp chất của kim loại kiềm khi đốt có ngọn lửa màu đặc trưng như: Li có màu tím, Na có màu vàng, K có màu tím, Rb có màu tím hồng và Cs có màu xanh da trời. Đây là những kim loại hoạt động mạnh với tính hoạt động tăng dần từ Li đến Cs.

Hầu hết các kim loại kiềm đều phản ứng được với các nguyên tố phi kim và nhiều loại kim loại mà trong hợp chất có mức oxi hóa +1. Trong tự nhiên thì chúng không ở trạng thái tự do và được điều chế bằng cách điện phân các muối clorua nóng chảy. Riêng Rb và Cs thì được điều chế bằng cách dùng kim loại Ca (Canxi) khử các muối clorua ở nhiệt độ cao (700℃) trong chân không.

Bazơ kiềm là gì?

Bazơ kiềm là những bazơ có khả năng tan trong nước và tạo thành dung dịch kiềm. Dung dịch kiềm như tìm hiểu bên trên thì có bản chất là bazơ vì thế nó được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp,… để thực hiện các phản ứng hóa học trung tính hoặc có tính bazơ.

Những bazơ có khả năng tan nhiều trong nước điển hình như là: KOH, NaOH, Ca(OH)2 , Ba(OH)2 , LiOH, CsOH, Sr(OH)2 , RbOH.

Đất kiềm là gì?

Đất kiềm là sự thay đổi về đặc tính của đất trồng thường gặp hiện nay có trị số pH lớn hơn 7 do nồng độ ion H+ trong môi trường đất thấp, là hiện tượng ngược lại với đất có tính chua. Khác với đất chua có dư lượng các hợp chất axit trong đất tăng cao thì đất kiềm lại chứa nhiều chất có tính kiềm như Ca (canxi) hay Mg (magie).

Đất kiềm có nồng độ PH > 7
Đất kiềm có nồng độ PH > 7

Quá trình canh tác nông nghiệp tác động đến đất thường làm giảm độ pH của đất thay vì tăng nên đất kiềm thường ít gặp hơn so với loại đất chua.

Ngoại trừ một số loài cây đặc thù sống được trên vùng đất kiềm, đất chua thì cây trồng đều chịu tác động xấu bởi bất kỳ sự thay đổi nào từ môi trường do đó cần thường xuyên theo dõi tình hình của đất trồng để có thể đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời. Để theo dõi tình hình đất trồng được chặt chẽ hơn, nhà nông có thể đo được trị số pH bằng giấy quỳ hoặc sử dụng máy độ pH.

Kiềm hóa là gì?

Với lối sống hiện đại ngày nay, nguyên nhân khiến lượng axit trong cơ thể chúng ta tăng chính là từ những thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày, stress do áp lực công việc hay ô nhiễm môi trường, bức xạ,.. Khi đó, một việc không thể thiếu để duy trì sức khỏe đó là kiềm hóa cơ thể.

Kiềm hóa cơ thể bằng cách trung hòa axit trong cơ thể.
Kiềm hóa cơ thể bằng cách trung hòa axit trong cơ thể.

Kiềm hóa là gì? Kiềm hóa cơ thể là gì? Là làm tăng tính kiềm đồng thời trong cơ thể cân bằng đồng thời tính axit và tính kiềm. Tức là chúng ta cần bổ sung lượng kiềm cho cơ thể và làm giảm lượng axit bằng mọi cách. Cụ thể là kiềm hóa – điều chỉnh điều chỉnh lượng axit có trong các tế bào và mô trong cơ thể.

Môi trường kiềm là gì? Tìm hiểu môi trường kiềm bên trong cơ thể

Môi trường kiềm là môi trường có độ pH lớn hơn 7, độ pH càng cao thì tính kiềm sẽ càng mạnh. Môi trường kiềm không chỉ có trong hóa học mà nó còn tồn tại trong cơ thể con người và đóng một vai trò quan trọng nhất định.

Môi trường kiềm được đánh giá là môi trường phù hợp, thuận lợi nhất đối với cơ thể con người. Cơ thể sẽ sản sinh ra những hormone có lợi khi đạt trạng thái kiềm cân bằng khiến cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng sảng khoái, vui vẻ. Nếu con người duy trì được tính kiềm bên trong cơ thể thì bệnh tật sẽ khó mà phát sinh được. Chỉ số kiềm của cơ thể khi ở trạng thái cân bằng là 7,365.

Môi trường kiềm là gì? Công dụng của môi trường kiềm bên trong cơ thể.
Môi trường kiềm là gì? Công dụng của môi trường kiềm bên trong cơ thể.

Vai trò của môi trường kiềm bên trong cơ thể

Môi trường kiềm trong cơ thể cụ thể là kiềm hóa như đã đề cập phía trên thì nếu ở trạng thái cân bằng kiềm sẽ có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra các hoocmon có lợi làm cho cơ thể của chúng ta luôn trong trạng thái khỏe mạnh, vui vẻ.

Ngoài ra, từ những tác động của môi trường như: đồ uống có gá, thực phẩm chế biến sẵn, tress hay những căng thẳng, áp lực cũng khiến cơ thể bị axit hóa. Tạo môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển những mầm mống của bệnh tật nguy hiểm như ung thư hay bệnh dạ dày,….

Những lúc như thế thì môi trường kiềm sẽ trở thành vệ sĩ giúp bảo vệ cơ thể, trung hòa lại trạng thái ổn định để có thể phòng ngừa được những nguy cơ gây bệnh cho con người.

Cách để tạo môi trường kiềm

Trong bộn bề của cuộc sống mà chúng ta thường quên đi việc cần phải chăm sóc cơ thể của mình. Để có thể lấy lại cân bằng môi trường kiềm, cân bằng lại sức khỏe bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để đem đến một cơ thể tràn đầy sinh khí như sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để đảm bảo một cơ thể lành mạnh thay vì việc mỗi ngày chúng ta bổ sung cho cơ thể 80% là axit và 20% là kiềm thì cần phải làm ngược lại. Mọi người nên giảm thiểu những thực phẩm có tính axit cao khi đưa vào cơ thể như là: các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá; thịt bò, thịt lợn; đồ uống có gas, nước tăng lực, đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn vặt,…

Những thực phẩm mọi người cần tăng thêm là những loại có tính kiềm tốt cho sức khỏe như là: Dầu dừa, dầu ô liu, các loại dầu từ thực vật; hoa quả chứa nhiều nước, các loại nước ép; rau xanh, các loại củ quả thực vật; sữa và các chế phẩm từ thiên nhiên;…..

Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý

  • Do chúng ta thường thở sâu hơn thức nên lượng axit dư thừa sẽ được thải ra bên ngoài cơ thể, giấc ngủ sâu sẽ tạo ra môi trường kiềm vì vậy cần phải ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày.
  • Thường xuyên tập thể dục hay tích cực chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân. Vận động 30 phút mỗi ngày giúp duy trì pH trung bình của cơ thể từ đó giúp cơ thể tránh lượng axit dư thừa tồn tại không thể cân bằng khiến cơ thể trở nên căng thẳng, stress khi học hành, làm việc,….
  • Để cho tâm hồn được thoải mái, thư giãn có thể thử tập yoga, ngồi thiền,…. nếu có thời gian.
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để tạo môi trường kiềm cho cơ thể.
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để tạo môi trường kiềm cho cơ thể.

Bổ sung nước ion kiềm giàu hydro cho cơ thể

Vì trong cơ thể nước tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất ion cũng như ổn định các hoạt động tâm sinh lý của cơ thể vì vậy cần uống đủ 8-10 ly nước lọc mỗi ngày để có thể cân bằng nội môi và giải độc cơ thể.

Mọi người nên ưu tiên những loại nước ion kiềm hay còn gọi là nước điện giải để sử dụng giúp cơ thể trung hòa được các gốc tự do bởi loại nước này có tính chất kiềm hóa tạo môi trường kiềm cho cơ thể rất tốt.

Kết Luận

Mong rằng những thông tin mà mayruaxegiadinh.com.vn vừa chia sẻ trong bài viết trên bạn đã hiểu chất kiềm là gì cũng như môi trường kiềm trong cơ thể và công dụng của nó đối với sức khỏe của con người từ đó để có thể bổ sung đúng cách cho cơ thể. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến phần kiến thức này hãy để lại phần bình luận ngay bên dưới bài viết để góp ý hoặc để chúng tôi phản hồi bạn một cách nhanh nhất nhé! Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *