3 Loại rừng chính ở nước ta hiện nay: Đặc điểm và cách bảo vệ rừng

3 Loại rừng chính ở nước ta hiện nay: Đặc điểm và cách bảo vệ rừng
Đánh giá bài viết

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều biết đến hay tìm hiểu ít nhiều về rừng bởi nó đã quá gần gũi và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi loài sinh vật trên Trái Đất. Vậy liệu bạn có biết Nước ta gồm những loại rừng nào? Để trả lời cho câu hỏi này mời các bạn cùng theo dõi bài viết tìm hiểu cơ cấu nước ta gồm những loại rừng nào ngay dưới đây nhé!

Khái niệm rừng là gì?

Khái niệm rừng. Nước ta gồm có những loại rừng nào?
Tìm hiểu khái niệm rừng. Nước ta gồm có những loại rừng nào?

Rừng được định nghĩa là một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó, cây rừng thường là thành phần đóng vai trò chủ chốt.

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia và là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của môi trường sinh thái. Hơn nữa, rừng còn có giá trị vô cùng to lớn đối với đời sống cũng như sản xuất của xã hội.

Rừng có vai trò gì?

Nước ta bao gồm những loại rừng nào? Chức năng, vai trò của rừng.

 

Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và nhiều loài sinh vật như:

  • Là lá phổi xanh của Trái Đất: Vì cây xanh có chức năng quang hợp thu nhận CO2 đồng thời nhả ra O2 nên cung cấp oxy cho hoạt động hô hấp của con người cùng nhiều loài sinh vật trên Trái đất. Đặc biệt, trong thời điểm biến đổi khí hậu, khi Trái Đất bị nóng dần lên bởi hiệu ứng nhà kính thì vai trò giữ gìn không khí của rừng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
  • Điều tiết nước, phòng chống lũ lụt và chống xói mòn đất: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm tốc độ dòng chảy bề mặt, chuyển nước vào tầng ngầm để khắc phục xói mòn, bảo vệ độ phì nhiêu cho đất.
  • Rừng đối với con người: Rừng không chỉ cung cấp oxy, phòng chống thiên tai mà còn là nơi cung cấp gỗ, củi để làm chất đốt, là nguyên liệu để sản xuất ra những vật gia dụng trong gia đình và là nguyên liệu để sản xuất giấy,….
  • Rừng đối với động vật: Rừng là nơi cư trú, sinh sống của các loài động vật và bảo vệ sự duy trì của các loài.

Nước ta gồm những loại rừng nào?

Hiện nay, ở nước ta rừng được chia thành 3 loại chính gồm: Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ và Rừng sản xuất. Cùng tìm hiểu chi tiết từng loại rừng dưới đây.

Rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng với mục đích chủ yếu là để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia và là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh để phục vụ nghỉ ngơi du lịch.

 

Rừng đặc dụng là nơi bảo tồn thiên nhiên
Rừng đặc dụng là nơi bảo tồn thiên nhiên và là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia.

Rừng đặc dụng ở nước ta được phân thành các loại như sau:

  • Khu bảo tồn thiên nhiên: Đây là khu bảo vệ có giá trị khoa học, nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật. Khu bảo tồn thiên nhiên có thể được mở cửa nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch hay các nhu cầu văn hóa khác.
  • Vườn quốc gia: Đây là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ nghiên cứu khoa học và có phục vụ khách tham quan, du lịch.
  • Rừng văn hóa – xã hội, nghiên cứu – thí nghiệm: Loại rừng đặc dụng này là khu có những di tích lịch sử văn hóa cùng những cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hay có giá trị bảo vệ môi trường. Tác dụng chính là phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí hoặc để nghiên cứu khoa học.
  • Căn cứ vào các đặc điểm sinh thái cùng chức năng hoạt động của các khu vực cụ thể trong rừng, rừng đặc dụng ở nước ta được chia thành nhiều khu vực gồm: Khu phục hồi sinh thái, Khu bảo vệ nghiêm ngặt hay còn gọi là vùng lõi và Khu hành chính, dịch vụ.

Rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ là khu vực rừng được sử dụng với mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn và hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

 

đặc điểm rừng phòng hộ
Nước ta gồm những loại rừng nào? Tìm hiểu đặc điểm rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ được phân thành nhiều loại bao gồm: 

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn: đây là những diện tích rừng tập trung chủ yếu ở thượng nguồn những dòng sông. Có tác dụng là điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt, đồng thời cung cấp nước cho các dòng chảy, các hồ trong mùa khô hạn; hạn chế xói mòn, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ,… và bảo vệ đất.
  • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Loại rừng này thường tập trung ở ven biển có tác dụng chính là phòng hộ nông nghiệp và bảo vệ những khu dân cư, các khu đô thị, những vùng sản xuất cùng các công trình khác. 
  • Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc có thể được gây trồng ở cửa những con sông và được sử dụng với mục đích chính là ngăn sóng, bảo vệ những công trình ven biển và cố định bùn cát lắng đọng để hình thành những vùng đất mới.
  • Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Là những dải rừng đã và đang được trồng xung quanh những khu dân cư, khu công nghiệp và các đô thị lớn. Chức năng chính của loại rừng này là điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu vực đó đồng thời phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.

Rừng sản xuất

Rừng sản xuất là từng được dùng với mục đích trong sản xuất gỗ, lâm sản và đặc sản. Theo đó, loại rừng này cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, nhất là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. 

 

 đặc điểm rừng sản xuất
Rừng nước ta gồm những loại nào? Tìm hiểu đặc điểm rừng sản xuất.

Trong đó, mục đích sử dụng rừng sản xuất được phân chia cụ thể như sau:

  • Cung cấp thực vật phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.
  • Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nông nghiệp và xây dựng cơ bản.
  • Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh nhằm nâng cao sức khỏe cho con người.
  • Cung cấp lương thực cùng nguyên liệu chế biến thực phẩm,…. nhằm phục vụ các nhu cầu đời sống xã hội.
  • Bảo vệ rừng bằng cách nào?

Để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của quốc gia, mỗi người dân chúng ta nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung cần phải cùng nhau chung tay phủ xanh đồi trọc, hạn chế khai hoang chuyển đất trồng rừng thành đất nông nghiệp, không khai thác rừng quá mức. Đặc biệt, cần bảo vệ rừng phòng hộ cùng các vườn quốc gia và những khu dự trữ tự nhiên.

 

cách bảo vệ rừng
Chung tay bảo vệ và phát triển rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Hy vọng những thông tin mayruaxegiadinh.com.vn vừa chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về Nước ta gồm những loại rừng nào cũng như khái niệm rừng là gì cùng vai trò mà rừng đem lại. Từ đó, hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ rừng của đất nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *