Xe máy chuyên dùng là gì? Bao gồm những loại nào?

Xe máy chuyên dùng là gì? Bao gồm những loại nào?
Đánh giá bài viết

Bạn đã rất nhiều lần nghe thấy thuật ngữ xe máy chuyên dùng nhưng bạn vẫn không biết thật sự xe máy chuyên dùng là gì, nó có phải là những chiếc xe thường chạy trên đường mà bạn nhìn thấy không? Nếu không thì xe máy chuyên dùng bao gồm những loại xe nào? Hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây để có được lời giải đáp cho thắc mắc trên nhé.

Xe máy chuyên dùng là gì?

Xe máy chuyên dùng là tên gọi chung cho những phương tiện xe máy được sử dụng cho những trường hợp đặc biệt như: sử dụng trong công trình thi công, trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp… Đặc biệt, những chiếc xe máy chuyên còn được sử dụng trong quân đội an ninh.

Với các chức năng trên thì hầu như các chiếc xe chuyên dụng này sẽ ít xuất hiện trong đời sống hằng ngày. Đây cũng chính là lý do khiến dòng xe này ít được mọi người biết đến.

Xe máy chuyên dùng là gì?
Xe máy chuyên dùng là gì?

Khi nhắc đến xe chuyên dụng thì có rất nhiều người nhầm tưởng là xe gắn máy. Tuy nhiên xe máy chuyên dùng và xe gắn máy là 2 loại xe khác nhau. Cụ thể:

  • Xe gắn máy là dòng xe cơ giới được trang bị 2 bánh hoặc 3 bánh và được sử dụng để chở khách.
  • Với 2 bánh thì thường có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng dưới 400kg. Và xe gắn máy 3 bánh trọng lượng từ 3350kg đến 500kg.

Xe máy chuyên dùng gồm những loại nào?

Hiện nay, tại Việt Nam hiện, xe máy chuyên dùng gồm nhiều loại khác nhau trong đó phổ biến nhất phải kể đến:

  • Nhóm xe máy thi công: là những loại xe được sử dụng chuyên dụng để thực hiện thi công các công trình xây dựng. Do đặc thù công việc nên những chiếc xe này thường có cấu tạo riêng biệt. Một số loại xe phổ biến: máy thi công mặt đường, máy đặt ống, máy làm đất, máy thi công nền móng công trình,…
Xe máy 3 bánh cũng là một trong những dòng xe máy chuyên dụng
Xe máy 3 bánh cũng là một trong những dòng xe máy chuyên dụng
  • Xe máy nông – lâm nghiệp: là những chiếc xe máy được sử dụng để phục vụ nhu cầu công việc trong nhóm ngành nông – lâm nghiệp. Cụ thể như: xe máy kéo chuyên dùng bánh lốp, xe máy kéo chuyên dùng bánh xích, …
  • Xe thuộc nhóm xe máy công an – quân sự: Đây có thể là những chiếc xe chuyên dụng mà mọi người thấy nhiều nhất. Chúng là những chiếc xe khối lớn được công an và quân đội sử dụng khi thi hành nhiệm vụ như: xe của cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động sử dụng để thực hiện nghiệm vụ công.
Xe máy chuyên dùng được sử dụng cho đội ngũ cảnh sát giao thông
Xe máy chuyên dùng được sử dụng cho đội ngũ cảnh sát giao thông

Bên cạnh 3 dòng xe chuyên dụng phổ biến trên thì vẫn còn một số dòng xe chuyên dụng khác như:

  • Xe máy đi phượt – xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

Chắc hẳn, các bạn đã quá quen thuộc với những chiếc xe này. Vì phải sử dụng thường xuyên và phải di chuyển trên những đoạn đường gập ghềnh nên xe máy chuyên dùng đi phượt sẽ được thiết kế khác với những chiếc xe máy thông thường như: nhỏ gọn, có khả năng di chuyển linh hoạt, có khả năng chống sốc tối ưu… để luôn phải đảm bảo độ bền bỉ, an toàn.

  •  Xe máy chuyên dùng không tham gia giao thông

Xe chuyên dụng không tham gia giao thông đã được quy định rõ ràng tại luật giao thông đường bộ. Nguyên nhân là do những chiếc xe máy này được sử dụng để phục vụ trong các hoạt động sản xuất mà không phép lưu thông trên đường. Một số loại xe máy chuyên dùng không tham gia giao thông như: xe sản xuất bánh kẹo trong các nhà máy, xe chuyển vật liệu,…

  • Xe máy tham gia các giải đua tốc độ

Những chiếc xe máy được sử dụng trong các giải đua cũng là một trong những dòng xe máy chuyên dụng.

Những chiếc xe này thường là xe phân khối lớn, có kích thước khá lớn và được trang bị dung tích của xi lanh lớn hơn những dòng xe máy bình thường. Những chiếc xe này được sử dụng để tham gia các  cuộc đua về tốc độ nên thường được  thiết kế và kết cấu đặc biệt để xe đạt yêu cầu về độ an toàn, vận tốc cao.

Các quy định sử dụng và kiểm định xe máy chuyên dùng bạn cần biết

Những quy định khi sử dụng xe chuyên dụng

Theo Điều 62 Luật giao thông đường bộ năm 2008, thì trong quá trình điều khiển và sử dụng xe máy chuyên dùng tham gia giao thông người lái xe cần tuân thủ đúng các quy định dưới đây:

  1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
  2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
  3. a) Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng
Giấy đăng ký xe máy chuyên dụng là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu khi xe di chuyển trên đường
Giấy đăng ký xe máy chuyên dụng là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu khi xe di chuyển trên đường

b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 quy định:

Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, ngoài việc phải có bằng hoặc Chứng chỉ nghề điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo nghề cấp, còn phải có Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng có giấy phép lái xe ô tô thì giấy phép lái xe ôtô đó thay thế Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.”

Các quy định về kiểm định xe máy chuyên dùng

  • Thực hiện mang xe máy chuyên dụng đi kiểm định định kỳ
  • Trong quá trình xe đi kiểm định cần thực hiện đúng theo Thông Tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dụng do Bộ GTVT ban hành.
  •  Khi xe di chuyển trên đường bắt buộc phải  mang theo giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Trong trường hợp không có hoặc không mang giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì người dân sẽ phải thực hiện theo các hình phạt dưới đây:

Theo quy định tại điểm b khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/8/2016:

  • Khoản 8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) ra tham gia giao thông.

  • Khoản 9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) ra tham gia giao thông

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho các bạn đọc nhằm giải đáp thắc mắc xe máy chuyên dùng là gì và bao gồm những loại nào? Mong rằng những kiến thức trên sẽ có ích với các bạn trong cuộc sống. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *