Trong nước bọt có chứa loại enzim nào? [Chuẩn nhất]

Trong nước bọt có chứa loại enzim nào? [Chuẩn nhất]
5 (100%) 2 votes

Nước bọt là một loại thể dịch vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của chúng ta. Chúng chứa 99,5% nước và phần còn lại là chất điện giải, chất nhầy, glycoprotein, đặc biệt là enzim cùng các hợp chất kháng khuẩn. Vậy tuyến nước bọt được sản sinh ra từ đâu? Tác dụng ra sao? Trong tuyến nước bọt có chứa loại enzim nào?… Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau.

Trước khi tìm hiểu các loại enzim trong nước bọt, chúng ta cần nắm được kiến thức tổng quan về tuyến nước bọt: khái niệm, cấu tạo và chức năng của nó đối với sức khỏe con người như thế nào?

Tìm hiểu tuyến nước bọt ở người - Trong nước bọt có chứa loại enzim nào.
Tìm hiểu tuyến nước bọt ở người – Trong nước bọt có chứa loại enzim nào.

Khái niệm nước bọt

Nước bọt hay còn gọi nước dãi là một hỗn hợp gồm có: chất nhầy, chất dịch và enzim. Nước bọt có tác dụng chính là giúp môi, lưỡi và khoang miệng luôn ẩm ướt, không bị khô và hỗ trợ hệ tiêu hóa trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn.

Nước bọt được tiết ra từ những tuyến nước bọt nằm ở xung quanh khoang miệng. Lượng hay độ nhớt của nước bọt sẽ khác nhau tùy vào nhiều yếu tố như: hóa học, cơ học, tâm lý và thần kinh. Tuyến nước bọt ở người sẽ tiết ra trung bình mỗi ngày khoảng 150ml – 1300ml nước bọt.

Vị trí của tuyến nước bọt

Hệ thống tuyến nước bọt ở người sẽ nằm rải rác khắp niêm mạc của khoang miệng, bao gồm rất nhiều các tuyến lớn và nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, tuyến nước bọt về cơ bản gồm 3 đôi tuyến lớn chính:

 

Tìm hiểu vị trí của các tuyến nước bọt ở người.
Tìm hiểu vị trí của các tuyến nước bọt ở người.
  • Tuyến nước bọt mang tai: Đây là tuyến có kích thước lớn nhất trong số những tuyến nước bọt ở người. Tuyến này nằm ở vị trí góc hàm và kéo dài lên ngang xương má ngay phía trước tai. Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt mang tai thông qua ống Stenon rồi đổ vào khoang miệng. Chúng hỗ trợ việc nhai – nuốt và bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn.

Mặc dù là tuyến nước bọt lớn nhất trong hệ thống nhưng tuyến nước bọt mang tai chỉ tiết khoảng ¼ trên tổng thể tích nước bọt tiết ra hàng ngày.

  • Tuyến nước bọt dưới hàm: Là tuyến lớn thứ 2 trong hệ thống tuyến nước bọt ở người. Tuyến nước bọt này nằm ở dưới quai hàm bên duwois các răng của hàm dưới. Chúng tiết ra khoảng 60-70% trên tổng lượng nước bọt khi không bị kích thích. Trong trường hợp bị kích thích, tuyến nước bọt dưới hàm có thể tiết ra nước bọt với thể tích giảm xuống và làm gia tăng khả năng tiết nước bọt của tuyến nước bọt mang tai lên khoảng 50%.
  • Tuyến nước bọt dưới lưỡi: Là tuyến nước bọt hỗn hợp. Nó bao gồm rất nhiều tuyến nhỏ nằm ở dưới lưỡi trên sàn miệng trong khoang miệng.

Chức năng của tuyến nước bọt

  • Nguồn dự trữ ion: Trong nước bọt có chứa rất nhiều ion khoáng. Những ion này có chức năng quan trọng trong việc tái khoáng sâu răng sớm, chưa tạo lỗ.
  • Tác dụng rửa: Nước bọt có khả năng rửa trôi những mảnh thức ăn còn sót lại trên bề mặt của khoang miệng.
  • Kháng khuẩn: Nước bọt có thành phần chứa IgA tham gia vào miễn dịch đặc hiệu và các Lactoferrin, Sialoperoxidase, Lysozyme tham gia miễn dịch không đặc hiệu. Do đó, nước bọt giúp chống lại vi trùng trong khoang miệng và kiểm soát hệ vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng.
  • Dịch bôi trơn niêm mạc: Nước bọt đóng vai trò là dịch làm trơn, che phủ niêm mạc tránh các tác động xảy ra trong quá trình hoạt động của miệng. Đây vừa là lớp bảo vệ cơ học đồng thời là lớp bảo vệ hóa học và nhiệt độ.
  • Tăng cường vị giác: Nước bọt giúp vo tròn các viên thức ăn để dễ dàng tiếp cận nụ vị giác. Bên cạnh đó, chúng còn kích thích hoạt động của các nụ vị giác.
  • Cân bằng nước: Khi cơ thể ở tình trạng mất nước kéo theo lưu lượng nước bọt giảm. Chính vì vậy, chúng ta sẽ cảm thấy khô miệng và dễ dẫn tới giảm bài tiết nước tiểu và gây khát. Khi đó, cơ thể sẽ báo động để tăng lượng nước uống để bổ sung.
Trong nước bọt chứa loại enzim nào? Tác dụng của tuyến nước bọt ở người.
Trong nước bọt chứa loại enzim nào? Tác dụng của tuyến nước bọt ở người.
  • Trong nước bọt có chứa loại enzim nào?

Enzim là tên gọi chung cho những chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein và được tạo thành trong những tế bào sinh vật. Enzim tham gia vào tất cả những hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự sống như: tổng hợp, phân giải hay vận chuyển các chất, cung cấp năng lượng, đào thải, thải độc,…. 

Trong cơ thể con người, có chứa nhiều loại enzim khác nhau (có tới hơn 5000 loại enzim) là bởi mỗi enzim sẽ chỉ đảm nhiệm duy nhất một hoạt động hay chức năng. Mỗi bộ phận tiết ra một hoặc nhiều loại enzim khác nhau với các vai trò đặc hiệu của từng loại. 

Đặc biệt nhất là trong hệ tiêu hóa, có nhiều loại enzim được tiết ra từ những cơ quan riêng biệt để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình tiêu hóa như: enzim lipase giúp tiêu hóa chất béo, enzim cellulase giúp thủy phân chất xơ hay enzim protease giúp tiêu hóa protein,….

Trong tuyến nước bọt có chứa loại enzim nào?
Trong tuyến nước bọt có chứa loại enzim nào?

Vậy, trong tuyến nước bọt có chứa loại enzim nào? Enzim trong nước bọt có tên là gì? Enzim trong nước bọt có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa?…. Enzim trong nước bọt là Enzim Amilaza hay còn gọi là enzim Ptyalin với những đặc tính như sau:

  • Vai trò và tính chất của enzim trong nước bọt (Enzim Amilaza): Enzim trong nước bọt phân giải chất gì? Trong nước bọt có chứa loại enzim Amilaza đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy phản ứng nhanh hơn nhiều lần trong suốt quá trình thủy phân tinh bột trong thức ăn và tạo thành đường Maltose Glucose. 

Điều này giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non được diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, khi tinh bột được phân hủy thành đường sẽ kích thích vị giác và tạo cho con người có cảm giác ngọt và ngon miệng hơn khi ăn. Hơn nữa, vì tạo vị giác ngọt nên giúp pha loãng các vị chua, cay, mặn hay đắng làm các món ăn dễ ăn hơn và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

  • Điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt – Enzim Amilaza: Loại enzim trong nước bọt này hoạt động tốt ở điều kiện pH = 7,3 và nhiệt độ T = 37 độ C.
Trong nước bọt có chứa loại enzim Amilaza giúp hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa.
Trong nước bọt có chứa loại enzim Amilaza giúp hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa.

Enzim Amilaza được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Trong công nghiệp sản xuất bánh mì: Giúp cho bánh được nở hơn, mềm và thơm ngon hơn.
  • Trong sản xuất rượu bia: Enzim Amilaza tham gia vào giai đoạn tinh bột hóa, là chất xúc tác là tăng nhanh phản ứng trong quá trình tinh bột hóa thành đường Maltose và Glucose dùng làm cơ chất cho quá trình lên men. Bên cạnh đó, loại enzim này còn ứng dụng trong sản xuất cơm rượu, làm thức ăn cho động vật, gia súc và gia cầm nhằm bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Trong sản xuất các loại gia vị thực phẩm: Enzim Amilaza được ứng dụng trong sản xuất tương, đường Glucose, mật hay mạch nha.
  • Trong ngành may mặc: Enzim Amilaza được dùng để tẩy lớp bột hồ bám trên bề mặt vải, giúp vải mềm mịn Enzim Amilaza và dễ bắt màu trong quá trình nhuộm vải.
  • Ngoài ra, enzim Amilaza còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dược phẩm.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin để trả lời cho những thắc mắc Trong nước bọt có chứa loại enzim nào hay enzim trong nước bọt có tên là gì? Bên cạnh đó, một số kiến thức về tuyến nước bọt ở người cũng như tác dụng và ứng dụng của enzim trong nước bọt – enzim Amilaza hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm: Trái tim trắng có ý nghĩa gì? Ẩn ý của người gửi tin nhắn

Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết của chúng tôi, hãy truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật nhiều hơn những kiến thức hay, bổ ích mỗi ngày bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *