Những vị trí trên ô tô cần thường xuyên vệ sinh, thay thế định kỳ

Những vị trí trên ô tô cần thường xuyên vệ sinh, thay thế định kỳ
Đánh giá bài viết

Chiếc ô tô được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một chức năng riêng. Tuy nhiên có một số bộ phận nhất định phải thường xuyên vệ  sinh, thay thế mới đảm bảo độ bền của xe. Vậy đó là những bộ phận nào và quá trình vệ sinh ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Những vị trí trên ô tô cần thường xuyên vệ sinh, thay thế định kỳ

Lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ ô tô là bộ phận thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capo. Bộ phận này có vai trò quan trọng, lọc bụi bẩn trong không khí trước khi đưa vào buồng đốt động cơ. Nếu sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ không khí của bộ lọc. Như vậy sẽ gây cản trở lượng không khí đi vào động cơ nếu không được vệ sinh thường xuyên. Điều này có thể khiến tỷ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) bị sai lệch, làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.

Lọc gió động cơ cần được vệ sinh

Lọc gió động cơ cần được vệ sinh

Do đó, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô, người dùng nên chú ý vệ sinh bộ phận lọc gió động cơ sau khi vận hành 5000km. Nên thay lọc gió sau 20.000km. Đối với những xe đời cũ hay di chuyển trong môi trường nhiều bụi bẩn nên vệ sinh lọc gió sau 3000-4000km và thay mới sau 15.000km.

Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện chúng bị rách, ẩm,… nên thay thế bằng lọc mới. Việc kiểm tra, thay lắp lọc gió cũng khá đơn giản, người dùng có thể tự làm tại nhà mà không nhất thiết phải đem ra quán sửa chữa.

Lọc dầu động cơ

Lọc dầu động cơ hay còn được gọi là cốc lọc dầu. Đây là bộ phận có cấu tạo nhỏ gọn nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất trong dầu nhớt. Đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết động cơ bên trong hoạt động luôn êm ái, trơn tru.

Xem thêm: Những bộ phận nào trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo?

Lọc dầu động cơ

Lọc dầu động cơ

Không giống như lọc gió có thể vệ sinh thường xuyên, hệ thống lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà bắt buộc phải thay thế sau một thời gian sử dụng. Việc kiểm tra và thay thế lọc dầu nên được tiến hành sau 10.000km. Để dễ cho việc ghi nhớ thay lọc dầu, một số người thường thay cốc lọc dầu sau 2 lần thay dầu nhớt động cơ. Nếu trong trường hợp dầu bị hỏng nên thay mới để không làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ.

Ở một số mẫu xe, cốc lọc dầu thường được bố trí dưới gầm động cơ. Do đó, khi thay thế cần chú việc lắp đặt sao cho không rò rỉ. Bên cạnh đó cần lựa chọn các bộ lọc dầu chính hãng, đảm bảo chất lượng và tìm hiểu kỹ các thông tin kỹ thuật của động cơ để chọn bộ lọc dầu phù hợp.

Lọc gió hệ thống điều hòa

Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn gọi là lọc gió cabin, chúng có vai trò lọc bụi bẩn và làm sạch không khí trước khi qua hệ thống điều hòa vào trong nội thất xe.

Không khí trong khoang nội thất trong sạch nhờ lọc gió điều hòa

Không khí trong khoang nội thất trong sạch nhờ lọc gió điều hòa

Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn bám vào các màng lọc sẽ giảm lưu lượng gió hút vào điều hòa, ảnh hưởng đến chất lượng làm mát khoang nội thất. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí môi trường làm lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, trở thành nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Không khí qua lọc gió sẽ mang theo những ẩm mốc, vi khuẩn, gây ra mùi khó chịu trong nội thất ô tô. Thậm chí, chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người ngồi trong xe.

Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5000km và thay mới sau 20.000k. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện không khí đi qua điều hòa giảm đáng kể nên tiến hành kiểm tra và vệ sinh hoặc thay mới.

Lọc nhiên liệu

Bên cạnh những hệ thống lọc không khí, dầu động cơ trên thì lọc nhiên liệu là một bộ phận không kém phần quan trọng trong việc loại bỏ những cặn bẩn, rỉ sắt trong nhiên liệu xăng, dầu bơm vào xe. Nhờ đó mà tạo nguồn nhiên liệu sạch trước khi vào buồng đốt động cơ.

Xem thêm: Hướng dẫn tự bảo dưỡng cửa sổ trời ô tô đúng cách

Lọc xăng lưu giữ lại những cặn rỉ sắt trong nhiên liệu

Lọc xăng lưu giữ lại những cặn rỉ sắt trong nhiên liệu

Trong quá trình sử dụng nếu bộ phận này bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ khiến nhiên liệu bị tắc. Dòng nhiên liệu đến chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, bị giật cục và xe vận hành không còn ổn định. Vì vậy, sau khoảng 40.000km đi đường, người dùng nên thay lọc nhiên liệu mới cho xe. Bên cạnh đó cần thường xuyên mang xe tới các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ.

Như vậy, những bộ phận trên đều được ví như là “lá phổi” của một chiếc ô tô. Vì vậy, việc kiểm tra vệ sinh hay thay thế những bộ phận này là việc làm không thể coi nhẹ. Hãy là người tiêu dùng thông minh để giúp chiếc xế yêu đồng hành cùng bạn lâu dài nhất có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *