Những bộ phận nào trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo?

Những bộ phận nào trên xe ô tô bị cấm độ, cải tạo?
Đánh giá bài viết

Có lẽ, không ít người đã từng cải tạo những bộ phận trên xe ô tô của mình. Đặc biệt là những dân độ xe thường có sở thích này họ cho rằng như vậy vừa đẹp và vừa thể hiện được cá tính, phong cách của mình. Tuy nhiên, một số người chưa biết rằng, một số bộ phận trên xe bị cấm độ, cải tạo. Vậy đó là những bộ phận nào, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi làm rõ vấn đề này.

Độ xe là gì?

Độ xe ô tô không còn là khái niệm xa lạ đối với giới yêu xe trên toàn cầu. Hiểu một cách đơn giản thì độ ô tô là việc thay đổi diện mạo bề ngoài hay nâng cấp khả năng vận hành cho xe. Hoặc cũng có hiểu là tăng thêm trang thiết bị tiện ích cho xe so với bản gốc ban đầu.

Một chiếc xe độ giống như xe hạng sang

Một chiếc xe độ giống như xe hạng sang

Trên thị trường ô tô hiện nay, những đại diện hàng đầu trong giới độ xe không thể bỏ qua những hãng như: Liberty Walk, Wald International, Mazzanti Automobili…Những sản phẩm xe độ do các hãng này thực hiện luôn nhận được những đánh giá cao từ phía khách hàng. 

Những bộ phận nghiêm cấm độ, cải tạo trên ô tô

Việc độ xe du nhập từ nước ngoài vào nước ta, ban đầu có rất ít người hưởng ứng việc làm này. Nhưng dần theo thời gian, việc độ xe đã trở thành một phong trào mới của giới yêu xe. Tuy nhiên, việc độ xe không phải được áp dụng đối với tất cả những bộ phận trên xe.

Phòng kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, việc cải tạo xe phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Do đó, nhiều chi tiết, hạng mục trên ô tô bị cấm cải tạo hay thay đổi thêm, bớt so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. 

Một số hạng mục không được cải tạo 

Những bộ phận không được phép độ trên ô tô

Những bộ phận không được phép độ trên ô tô

-Hệ thống treo, hệ thống phanh (trừ xe sát hạch lắp thêm phanh phụ; cải tạo để cung cấp năng lượng rơ mooc, sơ mi rơ mooc), hệ thống lái.

-Lắp giường nằm loại hai người trên xe chở người

-Tăng kích thước khoang chở hành lý

-Thay đổi kích cỡ lốp, trục số và vết bánh xe

-Thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới (trừ cải tạo thành xe chuyên dùng hay xe đầu kéo)

-Tăng chiều dài toàn bộ của xe

-Tăng kích thước lòng thùng xe tải, thể tích xi-téc

Trong suốt quá trình sử dụng, người sử dụng chỉ được

-Thay đổi một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc khung

Xem thêm: Cách vệ sinh điều hòa ô tô đơn giản, hiệu quả nhanh chóng

Độ xe trong giới hạn cho phép

Độ xe trong giới hạn cho phép

-Không được cải tạo quá 3 hệ thống, tổng thành sau: buồng lái, thân hoặc thùng xe, khang chở khách; truyền lực; chuyển động; treo; phanh; lái; nhiên liệu.

Không sử dụng các hệ thống, tổng thành đã qua sử dụng cải tạo xe cơ giới.

Quy định về loại xe

-Cấm thay đổi mục đích sử dụng (công năng) đối với xe đã sử dụng trên 15 năm (tính từ năm sản xuất)

-Cấm cải tạo các xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới các loại khác trong vòng 5 năm (tính  từ năm cấp biển số lần đầu), xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong vòng 3 năm.

-Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ xe 16 chỗ trở xuống được cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc xe tải VAN.

Hạn chế của việc cải tạo xe ô tô

-Tốn nhiều chi phí: Thông thường để độ được một bộ phận trên ô tô, chủ chiếc xe phải chi trả số tiền khá lớn cho việc độ xe này, con số có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

Việc độ xe gây tốn nhiều tiền của

Việc độ xe gây tốn nhiều tiền của

-Việc độ xe không phải lúc nào cũng được đánh giá cao bởi đôi khi chúng làm thay đổi cấu trúc của một chiếc xe vốn bình thường. Xe độ sẽ có diện mạo mới nhưng chính diện mạo này có thể gây trở ngại trong một số trường hợp khi tham gia giao thông. 

-Nếu trong quá trình độ xe, người thợ không có tay nghề cao và cẩn thận, rất dễ xảy ra trường hợp khiến một số bộ phận trên xe bị hỏng hóc thêm.

-Tốn nhiều chi phí: Thông thường để độ được một bộ phận trên ô tô, chủ chiếc xe phải chi trả số tiền khá lớn cho việc độ xe này, con số có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

Như vậy có thể thấy, việc độ xe mặc dù có những cái lợi nhưng đó chỉ là lợi ích nhất thời mà không bền lâu. Thậm chí nhiều người rơi vào trường hợp “chữa lợn lành thành lợn què”. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp quý vị rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân, đặc biệt với những người có ý định độ xe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *