Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Đánh giá bài viết

Phản xạ có điều kiện và không điều kiện là phần kiến thức quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 8 khiến không ít học sinh phải đau đầu khi phân biệt chúng. Đừng lo! Bài viết này sẽ phân tích chi tiết phản xạ điều kiện là gì? Phản xạ không điều kiện là gì? cùng những ví dụ phản xạ có điều kiện và không điều kiện,…. để giúp bạn dễ dàng trong việc so sánh giữa 2 loại phản xạ này nhé!

Khái niệm phản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể. Phản ứng này thực hiện nhờ vào hệ thần kinh, qua 5 phần cơ bản hợp thành cung phản xạ và cụ thể như sau:

  • Dây thần kinh truyền vào dây cảm giác hoặc là dây thần kinh thực vật.
  • Bộ phận cảm thụ: Những phân tử cảm thụ thường thì nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, bề mặt tạng hay thành mạch hoặc là những cơ quan trong cơ thể.
  • Bộ phận đáp ứng chính là cơ hoặc tuyến.
  • Dây thần kinh truyền ra dây thần kinh vận động hoặc truyền ra dây thần kinh thực vật.
  • Trung tâm thần kinh.
Tìm hiểu phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
Tìm hiểu phản xạ có điều kiện và không điều kiện.

Phản xạ được chia thành phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Cùng tìm hiểu đặc điểm của phản xạ có điều kiện và không điều kiện cũng như cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện,…. ngay trong phần tiếp sau đây của bài viết nhé!

Phản xạ không điều kiện là gì?

Phản xạ không điều kiện là một trong 2 loại phản xạ của cơ thể và là loại phản xạ đã có ở mọi loài sinh vật khi vừa mới sinh ra. Khác với phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện không cần trải qua quá trình rèn luyện mà nó thường mang tính bản năng và tính loài. Ví dụ phản xạ không điều kiện đó là hoạt động thở.

Tóm lại, phản xạ không điều kiện tồn tại trong bản năng của mỗi người, mỗi loài từ khi sinh ra đã có. Loại phản xạ này còn có khả năng di truyền và phụ thuộc vào tác nhân kích thích cùng các bộ phận cảm thụ bị kích thích. Có thể nói rằng nó chính là mối liên kết ràng buộc vĩnh viễn giữa con người với môi trường xung quanh.

Ví dụ phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh.
Ví dụ khóc là phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh.

Phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trọng cuộc sống và nó là những phản xạ đã trải qua quá trình luyện tập và nó dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện. Hay nói cách khác thì muốn tạo ra phản xạ có điều kiện cần đáp ứng được tác nhân kích thích không điều kiện.

Phản xạ có điều kiện là một loại phản ứng rất linh hoạt của cơ thể. Nó giúp cơ thể có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường và đảm bảo được sự thăng bằng cơ thể với môi trường. Ngoài ra, nó còn giúp đề phòng trước những tai nạn và biết hướng cho sự tìm kiếm thức ăn và biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

Phản xạ có điều kiện ví dụ như: Đến mùa đông mặc đồ ấm để cơ thể không bị lạnh, biết bật quạt khi trời nóng hay biết viết, biết đọc, khi lưu thông trên đường gặp đèn đỏ thì dừng lại và đèn xanh thì tiếp tục đi,….

Đến mùa đông mặc đồ ấm để cơ thể không bị lạnh
Đến mùa đông mặc đồ ấm để cơ thể không bị lạnh là phản xạ có điều kiện

Sự hình thành phản xạ có điều kiện

Xét thí nghiệm của I.P.Paplop – nhà vật lý học người Nga: Phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc đối với kích thích bất kỳ.

Quan sát thí nghiệm ví dụ về phản xạ có điều kiện.
Quan sát thí nghiệm ví dụ về phản xạ có điều kiện.
  • Bật đèn và không cho ăn → không tiết nước bọt (ánh sáng đèn là yếu tố kích thích có điều kiện).
  • Cho ăn → tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn (thức ăn là yếu tố kích thích không điều kiện).
  • Vừa bật đèn vừa cho ăn → tiết nước bọt (thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần).
  • Chỉ bật đèn → tiết nước bọt → phản xạ tiết nước bọt khi có kích thích là ánh sáng đã được thiết lập.

Như vậy, có thể tổng hợp lại những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện như sau:

  • Cần có sự kết hợp giữa yếu tố kích thích có điều kiện với kích thích không có điều kiện.
  • Kích thích có điều kiện cần được tác động trước những kích thích không điều kiện trong một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp này cần phải được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Việc hình thành phản xạ có điều kiện thực chất là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối những vùng của vỏ não lại với nhau.

Ức chế phản xạ có điều kiện

Với thí nghiệm trên cần phải:

  • Thường xuyên củng cố những phản xạ có điều kiện đã được hình thành.
  • Phản xạ có điều kiện sẽ dần mất đi nếu không được củng cố và khi đó ánh đèn sẽ trở nên vô nghĩa, không còn gây tiết nước bọt nữa.

Tóm lại: Một khi phản xạ có điều kiện không được củng cố thì phản xạ này sẽ dần mất đi.

Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện là gì?

  • Phản xạ có điều kiện giúp cho việc đảm bảo cơ thể luôn thích nghi với môi trường cũng như điều kiện sống luôn thay đổi.
  • Phản xạ có điều kiện còn giúp hình thành được những thói quen tập tính tốt.

Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
  • Mang tính bám sinh
  • Bền vững
  • Có tính chất di truyền
  • Số lượng hạn chế
  • Cung phản xạ đơn giản
  • Trung khu thần kinh: trụ não, tuỷ sống
  • Trả lời với kích thích không tương ứng (có điều kiện)
  • Được hình thành trong cuộc sống (do luyện tập)
  • Không bền vững nên dễ bị mất khi không được củng cố
  • Không di truyền
  • Số lượng không hạn định

Tuy phản ứng có điều kiện và không điều kiện có những điểm khác nhau nhưng chúng lại có những liên quan chặt chẽ với nhau:

  • Phản xạ không điều kiện là cơ sở cho sự thành lập những phản xạ có điều kiện.
  • Cần có sự kết hợp giữ một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. Trong đó, kích thích có điều kiện cần tác động trước kích thích không có điều kiện trong một thời gian ngắn.

Lời Kết

Như vậy phản xạ có điều kiện và không điều kiện đã được mayruaxegiadinh.com.vn phân tích chi tiết trong bài chia sẻ trên. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ phản xạ có điều kiện là gì, phản xạ không có điều kiện là gì cũng như những đặc điểm riêng của từng loại phản xạ.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi website để cập nhật nhiều hơn những thông tin hữu ích hơn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *