Mâu thuẫn là gì? Quy luật & kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn là gì? Quy luật & kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Đánh giá bài viết

Mâu thuẫn (tiếng Anh: Conflict) là các tác nhân tạo ra những quan hệ bất hòa trong cuộc sống. Mà theo quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thì mâu thuẫn chính là nguồn gốc đồng thời cũng là động lực cơ bản của mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vậy mâu thuẫn là gì?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được phần kiến thức liên quan về mâu thuẫn như: mâu thuẫn biện chứng là gì? Quy luật mâu thuẫn đồng thời đưa ra những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.

Mâu thuẫn tiếng Anh là Conflict nghĩa là sự đối lập, sự bất hòa, va chạm trong cuộc sống.
Mâu thuẫn tiếng Anh là Conflict nghĩa là sự đối lập, sự bất hòa, va chạm trong cuộc sống.

Mâu thuẫn là gì?

Trong từ điển Tiếng Việt, từ “mâu thuẫn” mang nhiều ý nghĩa trạng thái khác nhau. Tùy vào từng hoàn cảnh, tính chất sự việc cũng như ngữ cảnh giao tiếp mà chúng ta có thể hiểu “mâu thuẫn” như sau:

  • Mâu thuẫn đóng vai trò là một danh từ khi chỉ tình trạng xung đột.
  • Mâu thuẫn đóng vai trò là một tính từ mang ý nghĩa cụ thể là không hòa thuận, đối chọi nhau.
  • Mâu thuẫn là một động từ khi nó mang ý nghĩa chỉ sự xung đột.

Trong tiếng Anh, “mâu thuẫn” là Conflict được hiểu là quá trình mà một cá nhân hay là tập thể nhận ra quyền lợi, lợi ích của họ bị ảnh hưởng, tác động bởi một cá nhân hay tập thể khác.

Khi xuất hiện sự xung đột, bất hòa trong một vấn đề nào đó thì từ mâu thuẫn được sử dụng nhằm chỉ những trạng thái đối lập giữa các bên có liên quan với nhau về lợi ích. Do đó, trong những trường hợp như thế này, từ mâu thuẫn được hiểu với hàm ý mang tính chất gay gắt, dữ dội.

Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì? Mâu thuẫn trong triết học được hiểu như thế nào?
Mặt đối lập của mâu thuẫn là gì? Mâu thuẫn trong triết học được hiểu như thế nào?

Một cách giải thích khác của mâu thuẫn trong triết học, định nghĩa dưới đây sẽ giúp chúng ta khái quát được mâu thuẫn là gì?

Mâu thuẫn có sự  bao hàm đồng thời sự đấu tranh cùng với sự thống nhất trong tất cả những mặt đối lập nhau. Sự đấu tranh diễn ra khiến cho các mâu thuẫn cũ bị mất dần đi và nhường chỗ cho những mâu thuẫn mới được hình thành.

Quy luật mâu thuẫn

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mâu thuẫn trong bản thân chúng bởi chúng luôn tồn tại những khuynh hướng, mặt đối lập. Sự đấu tranh từ các mặt đối lập cùng với sự thống nhất tạo ra xung lực nội của sự vận động và phát triển dẫn đến sự hình thành cái mới thay cho cái cũ bị mất đi.

Quy luật mâu thuẫn là gì? Sự tồn tại những khuynh hướng, mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.
Quy luật mâu thuẫn là gì? Sự tồn tại những khuynh hướng, mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.

Nội dung quy luật mâu thuẫn gồm những yếu tố chính như sau:

Mặt đối lập

Mặt đối lập là những mặt tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy có những đặc điểm, thuộc tính, những quy định mang khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.

Mâu thuẫn biện chứng

Mâu thuẫn biện chứng là gì? Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫn biện chứng được tạo thành từ sự tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau giữa các mặt đối lập có mối liên hệ với nhau.

Mâu thuẫn biện chứng không phải là chủ quan, ngẫu nhiên, cũng không phải là mâu thuẫn trong logic hình thức (sai lầm trong tư duy), nó tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Sự thống nhất của các mặt đối lập

Sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời nhau của các mặt đối lập, lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề là sự thống nhất các mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn.

Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập mà khi ở một mức độ nào đó chúng có khả năng chuyển hóa được cho nhau. Khi trạng thái vận động diễn ra cân bằng đồng nghĩa với sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có thể biểu hiện tác động ngang nhau.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Sự tác động qua lại với nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau được gọi là sự đấu tranh của các mặt đối lập.

Vai trò của mâu thuẫn là gì?

Vai trò chính của mâu thuẫn là nguồn gốc và là động lực của quá trình sự vật, sự việc được vận động và phát triển.

Mâu thuẫn là yếu tố biến đổi nhiều thứ, xảy ra những xung đột từ bên trong lẫn bên ngoài, từ những vấn đề chủ yếu cho tới những vấn đề thứ yếu trong suốt quá trình biến đổi và phát triển của sự vật, sự việc. Đồng thời giúp cho sự vật và hiện tượng duy trì được sự ổn định nhờ vào tính thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.

Ngoài ra, sự đối lập trong mâu thuẫn tạo động lực thúc đẩy sự vật, hiện tượng có thể chuyển thành những sự vật, hiện tượng khác hay còn gọi là sự phát triển.

Mâu thuẫn có vai trò quan trọng tới sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn có vai trò quan trọng tới sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Trong một công ty, các nhân viên cùng cố gắng, cạnh tranh nhau để phấn đấu làm giám đốc. Trong quá trình thay đổi họ trở nên giỏi hơn, do đó mâu thuẫn trong trường hợp này đóng vai trò là nguồn gốc cho sự vận động và phát triển của các nhân viên.

Phân loại mâu thuẫn

Trong cuộc sống, mâu thuẫn xảy ra phổ biến, thường xuyên mang những đặc điểm riêng, nét riêng.

Để nhận diện chính xác các vấn đề mâu thuẫn đang diễn ra, người ta chia mâu thuẫn thành 5 nhóm chính gồm: Mâu thuẫn trong mỗi con người, mâu thuẫn giữa những nhu cầu và yêu cầu của cá nhân, mâu thuẫn giữa các cá nhân, mâu thuẫn giữa cá nhân với nhóm, mâu thuẫn giữa các nhóm.

Mâu thuẫn trong mỗi con người

Mâu thuẫn xảy ra bên trong mỗi con người thường là sự mâu thuẫn giữa “năng lực” của cá nhân đối với “nhiệm vụ” mà cá nhân đó nhận được.

Loại mâu thuẫn này xảy ra khi khả năng, năng lực của các cá nhân không phù hợp với những yêu cầu nhiệm vụ hay còn gọi là bất hợp lý. Ví dụ: Một cá nhân bán hàng được giao nhiệm vụ vừa phải hoàn thành KPI doanh thu trong ngày vừa đồng thời thực hiện giải quyết các vấn đề khác và phải làm việc với nhiều bên liên quan.

Những mâu thuẫn trong cuộc sống xảy ra trong bản thân mỗi con người.
Những mâu thuẫn trong cuộc sống xảy ra trong bản thân mỗi con người.

Ngoài ra, khi gặp phải những vấn đề khó giải quyết, mâu thuẫn xảy ra bên trong cá nhân mỗi người có thể là mâu thuẫn về khả năng của chính cá nhân đó.

Trong tình huống này, thường họ luôn tồn tại nhiều phương án trong tâm trí khiến họ rất khó lựa chọn bởi phương án nào cũng đều có cách giải quyết phù hợp. Từ đó gây ra mâu thuẫn ở trong chính bản thân họ hay còn gọi là mâu thuẫn nội tâm.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu và yêu cầu của mỗi cá nhân

Trong cuộc sống, con người có rất nhiều nhu cầu cơ bản tuy nhiên thay vì được thỏa mãn đôi khi con người cần phải ưu tiên thực hiện những công việc khác khiến cho mâu thuẫn nảy sinh trong chính tâm tưởng của họ hay còn gọi là mâu thuẫn với những nhu cầu của cá nhân.

 Mâu thuẫn xảy ra khi mà nhu cầu và yêu cầu của bản thân bị mất cân bằng.
Mâu thuẫn xảy ra khi mà nhu cầu và yêu cầu của bản thân bị mất cân bằng.

Việc đấu tranh trong bản thân mỗi cá nhân sẽ bị quá tải nếu như những nhu cầu của bản thân không được đáp ứng nhưng những nhiệm vụ được giao thì lại quá nhiều, làm việc quá sức hoặc không hài lòng về công việc họ đang làm.

Việc hoãn lại quá nhiều những nhu cầu của bản thân trong những trường hợp mà cá nhân đó không mong muốn sẽ dẫn đến những áp lực trong công việc, những câu hỏi thường xuyên được đặt ra về sự lựa chọn công việc này đúng hay sai,… Đây chính là biểu hiện của những sự mâu thuẫn.

Mâu thuẫn giữa các cá nhân

Đây là loại mâu thuẫn thường gặp giữa những cá nhân trong cùng một tập thể, nó nảy sinh khi có sự chênh lệch về nhiệm vụ hay lợi ích giữa các cá nhân với nhau cũng như mức độ được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của từng cá nhân trong tập thể là khác nhau.

 Những mâu thuẫn trong cuộc sống thường gặp.
Những mâu thuẫn trong cuộc sống thường gặp.

Ngoài ra, những quan điểm bất đồng khi đánh giá về một vấn đề nào đó như công việc hay năng lực cá nhân,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa họ.

Mâu thuẫn xảy ra giữa cá nhân và nhóm

Mâu thuẫn giữa cá nhân và nhóm xảy ra khi có sự khác biệt về những lợi ích hay quan điểm không phù hợp,… Ví dụ: Trong một tập thể, hầu hết mọi người đều thống nhất chung một quan điểm duy chỉ có một vài cá nhân có quan điểm khác.

Như vậy, sự xuất hiện quan điểm khác nhau giữa cá nhân và nhóm có thể là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn giữa cá nhân với tập thể. Mâu thuẫn có thể xảy ra giữa một cá nhân với một hoặc nhiều nhóm khác nhau.

Mâu thuẫn giữa nhóm với nhóm

Trong một tập thể thường có nhiều nhóm, mâu thuẫn giữa các nhóm có thể là những mâu thuẫn về ý kiến với nhau, cũng có thể là sự bất hợp lý trong việc phân công công việc, nhiệm vụ hoặc sự khác nhau về mục tiêu công việc, thiếu tôn trọng nhau giữa các cá nhân trong các nhóm,….

Mâu thuẫn nhóm với nhóm xảy ra khi các nhóm trong một tập thể bất đồng quan điểm với nhau.
Mâu thuẫn nhóm với nhóm xảy ra khi các nhóm trong một tập thể bất đồng quan điểm với nhau.

Ví dụ: Khi bàn luận về một vấn đề, có những nhóm đồng quan điểm cũng xuất hiện những nhóm khác có những quan điểm khác dẫn tới những bất đồng gây ra những mâu thuẫn giữa các nhóm với nhau.

Các cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả

 Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp

Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp áp chế: Bản chất của phương pháp này là áp đảo mâu thuẫn bằng cách sử dụng tính chất của thắng thua, bên nào có khả năng thắng hơn đồng nghĩa với việc có được lực lượng ủng hộ lớn hơn sẽ giành được phần thắng. Điều này có nghĩa là áp đảo bên thiểu số.

Đây là một phương pháp có thể áp dụng dễ dàng tuy nhiên để áp dụng về lâu về dài sẽ gặp nhiều khó khăn bởi phương pháp này khó có thể làm hài lòng của cả hai phía.

Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp thỏa hiệp: Phương pháp này có bản chất là sự nhường nhịn của mỗi bên, nghĩa là mỗi bên cần phải nhìn nhận lại vấn đề để từ bỏ sự khăng khăng nhất mực dành phần đúng về mình. Mỗi bên nhường nhịn một phần sẽ giữ được sự bình yên và ổn định cho cả tập thể.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhóm hiệu quả.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhóm hiệu quả.

Phương pháp thỏa hiệp cho những mâu thuẫn thường nảy sinh bởi lý do bất đồng quan điểm về lợi ích do đó phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời vì không ai sẽ từ bỏ đi lợi ích của mình nhiều lần cả và những lần sau họ sẽ cố gắng để dành được phần thắng về phe mình.

Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp thống nhất: Đây là một phương pháp mà cả hai bên mâu thuẫn đều muốn áp dụng bởi nó là tiền đề xác định được vấn đề gây ra mâu thuẫn của cả hai bên có giá trị. Đồng thời, đây là một phương án có thể đóng góp tích cực tạo nên sự phát triển chung cho cả tập thể.

Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp

 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
  • Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp thuyết phục

Người giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn cần thực hiện tác động bằng lời nói, đưa ra các căn cứ, phân tích, diễn giải những vấn đề để trò chuyện với mỗi bên.

Ngoài ra, hãy cho họ thấy được những tác hại có thể gây đến với tập thể chung mà họ có thể gánh chịu từ những mâu thuẫn mà họ đã gây ra.

  • Sử dụng biện pháp hành chính

Đây là biện pháp thay thế khi biện pháp thuyết phục không có tác dụng. Doanh nghiệp có thể áp dụng quyết định chuyển đơn vị công tác của một số cá nhân sang một bộ phận, cơ quan hay một đơn vị khác.

Lời kết

Bài viết trên đây đã chia sẻ toàn bộ những thông tin liên quan đến mâu thuẫn là gì, những tính chất, quy luật của mâu thuẫn cùng với những gợi ý các cách giải quyết mâu thuẫn.

Hy vọng quý bạn đọc đã hiểu bản chất của mâu thuẫn và có thể áp dụng các biện pháp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong mọi tình huống sao cho hiệu quả. Để lại bình luận nếu bạn còn câu hỏi nào về phần kiến thức này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *