Làm gì khi ô tô bị ngập nước?

Làm gì khi ô tô bị ngập nước?
4 (80%) 3 votes

Hà Nội vào mùa mưa tại những khu vực thấp hoặc trên một số tuyến đường thường xảy ra tình trạng “đường biến thành sông”, với những đoạn đường ngập cao sau một trận mưa lớn, tham gia giao thông mà chẳng khác nào đang bơi trong dòng nước.

Các phương tiện như “bơi” khi tham gia giao thông tại đoạn đường ngập

Xe máy thì bị chết máy hàng loạt, ô tô thì bị ngập. Đặc biệt là nếu ô tô bị ngập nước có thể khiến nhiều chi tiết trên xe bị phá hủy, đặc biệt là phần động cơ, nội thất và hệ thống điện.

Vậy cách xử lý khi xe ô tô bị ngập nước là gì? và có cách nào để nhận biết xe ngập nước hay không? Hãy cùng tham khảo chi tiết hơn trong bài hôm nay:

I. 9 Cách xử lý NHANH khi ô tô bị ngập nước

1. Không cố nổ máy nhiều lần

Trong trường hợp xe đã bị ngập sâu, bạn cần bật chìa khóa và thử xem xe có thể nổ máy hay không.
Nếu xe không thể nổ máy, thì không nên thực hiện thêm một lần nào nữa, vì mỗi lần thử nổ máy là bạn đang khiến xe thiệt hại và hư hỏng nặng hơn.

Làm gì khi ô tô bị ngập nước
Làm gì khi ô tô bị ngập nước

Cần di chuyển ngay xe đến nơi khô ráo để gọi cứu hộ, tránh nước đi sâu vào bên trong động cơ.

2. Xác định mực nước

Khi phát hiện chiếc xe đã bị ngâm nước qua đêm, thì trước hết cần xác định xem xe bị ngập ở mực nước nào, khi nước dang cao chắc chắn rác và bùn đất sẽ tạo thành một đường đánh dấu trên thân xe. Bạn sẽ căn cứ vào đó để biết được mực nước.
Nếu mực nước thấp, không quá cạnh dưới của cánh cửa, thì hoàn toàn yên tâm, xe không bị ảnh hưởng gì nặng nề.
Các công ty bảo hiểm thường tính thiệt hại do ngập nước khi mức nước chạm tới bảng điều khiển của xe.
Trường hợp xe bị ngập cao, thì xử lý như cách thứ 1.

3. Điện thoại tới hãng bảo hiểm

Hãy liên hệ ngay tới hãng bảo hiểm khi xe gặp sự cố, để kịp thời tiến hành các thủ tực chứng minh sự việc xảy ra, đền bù sửa chữa hoặc thực hiện thay thế càng sớm càng tốt.

Khi mua xe, các bạn nên mua kèm thêm gói bả hiểm vật chất thân xe, sẽ có các điểu khoản hư hại do ngập nước, và đền bù theo từng mức độ. Giảm thiểu được chi phí sửa chữa.

4. Vệ sinh, sấy khô nội thất

Khi ô tô bị ngập nước cao, nước sẽ lọt vào bên trong, và gây hư hỏng nhanh chóng nội thất nếu chúng ta không có những hành động xử lý kịp thời.

Đầu tiên, đưa xe thoát khỏi chỗ ngập, tới một vị trí khô ráo, sau đó mở hết tất các các cánh cửa, để nước và hơi ẩm thoát ra ngoài,

Sử dụng tất cả các dụng cụ có khả năng thấm nước động còn lại trên xe. Trước khi có thể đưa xe ra ngoài gara để thợ xử lý, có thể xử lý nhanh bằng cách sử dụng máy rửa xe hơi nước nóng vệ sinh sơ qua, loại bỏ hết mùi ẩm trên xe.

Có thể bạn chưa biết

Rửa xe ô tô như thế nào là đúng cách và hiệu quả nhất?

Cuối cùng mang ra ngoài gara để sử dụng máy chuyên nghiệp sấy khô và làm mới cho nội thất.

5. Kiểm tra lại dầu máy và lọc gió của xe

Khi bạn mở nắp ca-pô và phát hiện ra có nhiều nước đọng ở lọc gió, phần động cơ, hay là bình chứa dầu thì có nguy cơ nước đã vào phần động cơ.

Dầu lúc này đã bị pha lẫn với nước và không thể sử dụng được nữa, vì thế không nên khởi động máy trước khi thay dầu, tránh việc nước đi sâu vào các chi tiết bên trong gây hư hóng.

Lọc gió bị ngâm nước, vì thế nên cũng cần phải thay mới, để đảm bảo hoạt động.

Vì nước vào động cơ là hư hỏng khá nghiêm trọng, nên tốt nhất hãy mang xe đếm các cửa hàng sửa chữa, để kỹ thuật kiểm tra và xử lý.

Hãy nhờ tới cứu hộ để di chuyển xe tới khu vực khô ráo

6. Kiểm tra chi tiết các chất lòng khác trên xe

Ở một số dòng xe cũ, có thể sẽ xảy ra trường hợp bị rò rỉ các chất lỏng như dầu phanh, dầu trợ lực lái, nước mát… vì thế, ngoài kiểm tra dầu bạn cũng cần phải kiểm tra thêm tại những vị trí này nữa.

7. Kiểm tra hệ thống điện

Trường hợp xe có thể khởi động lại được, thì bạn cần kiểm tra các bộ phận điện như: đèn pha, đèn xin nhan, điều hòa, âm thanh, khóa cửa, mở cốp điện, đèn, hộp điều khiển…
Đa số các bộ phận tiếp nối điện của xe đều có khả năng chống nước, tuy nhiên, nếu xe bị ngập nước thì rất có khả năng nước và hơi ẩm lọt vào gây đoản mạch,
Nếu tất cả đều hoạt động tốt, thì chứng tỏ hệ thống điện không bị ảnh hưởng, ngược lại thì nên mang xe đi kiểm tra ngay nhé.

8. Kiểm tra bộ phận lazang, phanh và lốp xe

Trước khi di chuyển xe, cần kiểm tra kĩ các bộ phận sau: phanh, la zang, lốp xem có các mảnh rác, bùn đất bám vào hay không.
Nếu có, có thể xử lý bằng cách dùng máy phun rửa áp lực cao, để xịt rửa trực tiếp tại chỗ.Phanh xe cần kiểm tra kỹ, vì khi xe ngập nước, động cơ có thể hoạt động bình thường nhưng phanh có thể bị trượt, do đó cần phải kiểm tra, đạp chân phanh vài lần nước khi lái giúp cho má phanh và đĩa phanh trở về đúng với hoạt động bình thường.

9. Thay thế những chi tiết bị hư hỏng

Xe đã lâu chưa được bảo dưỡng, lại còn gặp phải tình trạng ngập nước tốt nhất bạn nên thay thế các chi tiết dễ bị hư hỏng như đã nói ở trên.

Kiểm tra thay thế các bộ phận của xe bị hư hỏng
Kiểm tra thay thế các bộ phận của xe bị hư hỏng

Khi xe bị ngập, có thể có những sự cố cả tháng sau ms trục trặc, vì thế nếu có bất cứ chi tiết nào nghi ngờ, bạn nên thay mới để tránh nguy cơ về sau.

II. Cách phát hiện xe ngập nước

Những chiếc xe ô tô bị ngập nước, thường có nhiều rủi ro về cả cơ khí lẫn điện tử, chính vì thế, nếu đang có nhu cầu đi mua xe cũ, cần phải để ý thật kỹ, vì công nghệ xử lý xe ngập nước hiện nay khá hiện đại

Tuy nhiên vẫn sẽ có một số chi tiết nếu bạn chú ý quan sát, thì có thể phát hiện ra xe đã từng bị ngâm nước hay chưa:
– Xem xét thật kỹ xem có dấu hiệu gỉ sét, hoặc hơi nước xung quang các gờ ở phía bên ngoài xe hay không.
– Ngồi thử vào xe, đóng kín hết các cửa lại, và hít thở thật sâu, nếu phát hiện có mùi hôi, ẩm mốc trên xe chứng tỏ xe đã từng bị ngập nước. Mùi hôi ẩm này rất dễ phát hiện, dù đã được xử lý bằng các phương pháp khử mùi hôi xe ô tô.
– Sờ và kiểm tra thảm xe có bị ẩm hay không, cũng có thể lật tấm thảm và kiểm tra phần sàn bên dưới có ẩm hay không.
– Nếu xe cũ mà nội thất trong xe khá mới: thảm mới, ghế ngồi mới thì bạn cần cân nhắc, chắc chắn nội thất có vấn đề và mới được tu sửa lại.
– Phần chân ga, phía dưới chân ga, ghế ngồi các bulong và ốc vít có bị han gỉ hay không.
– Sử dụng tay để uốn cong một số sợi dây diện bên dưới taplo, nếu thấy dây giòn và dễ gãy, chứng tỏ dây đã từng bị ngập nước.
– Nếu có thể, hãy đề nghị người bán hàng rút một dây điện dưới sàn xe ra để xem, nếu phần giắc nối có bám bẩn, hay bị ngả màu, thì chắc chắn chiếc xe đã từng bị ngập nước.
– Mở khóa điện, để test hết các đèn cảnh báo và cụm đồng hộ xem có hoạt động chuẩn hay không, đặc biệt chú ý tới đèn báo, túi khí, và ABS có bật sáng không.
– Kiểm tra kỹ các bộ phận, chi tiết chạy điện như đèn xe, cần gạt nước, xin nhan, đài, sưởi, điều hòa, xem có hoạt động ổn định hay không.
– Thử khéo dây an toàn ra hết cỡ, xem dây có bị ố màu không. Dù xe đã được xử lý, nhưng đây là chi tiết khá khó để xử lý bên trong, và thường bị bỏ quên trong quá trình tân trang lại xe.
– Kiểm tra bản lề, chốt cốp, lò xo và các khớp nối giữa các chi tiết, đây là những vị trí khó để xử lý hoàn toàn, và cũng thường xuyên bị bỏ sót vì thế mà bạn nên chú ý để nhân biết xe có từng bị ngập nước hay không.
– Xe được bán với giá rẻ, nên nhớ “tiền nào vải nấy” những chiếc đã từng bị xử lý, thường chủ xe sẽ không làm căng với bạn trong vấn đề trả giá, vì thế nếu thấy món hàng quá hời, hãy cẩn thận xem xét lại nhé
Tuy nhiên, tất cả những chi tiết trên cũng có thể đã được xử lý một cách hoàn hảo khiến bạn khó lòng nhận biết, tốt nhất hãy đi kèm cũng một thợ xe tin cậy, có đủ trình độ để giúp bạn chọn được chiếc xe tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *