Tự ái là gì? Có nên không? Dấu hiệu nhận biết người hay tự ái.

Tự ái là gì? Có nên không? Dấu hiệu nhận biết người hay tự ái.
Đánh giá bài viết

Trong cuộc sống thường ngày, chắc hẳn các bạn đã bắt gặp cụm từ tự ái, người tự ái. Tuy nhiên không phải cũng thực sự hiểu tự ái nghĩa là gì? Vậy hãy cùng mayruaxegiadinh.com.vn khám phá tự ái là gì? Có nên không? Dấu hiệu nhận biết người hay tự ái.

Tự ái là gì?

Tự ái là gì? Tự ái là từ có nguồn gốc Hán Việt: Tự ở đây là bản thân, ái là yêu. Tự ái là tự yêu thương bản thân mình một cách thái quá, nghĩ quá nhiều đến bản thân, đề cao cái tôi của mình quá mức mà sinh ra bực tức, cáu gắt, giận dỗi khi cho rằng mình bị người khác đánh giá thấp hoặc bị nghĩ sai, bị coi thường.

Tự ái nghĩa là gì?
Tự ái nghĩa là gì?

Tự ái nghĩa là gì? Tự ái đầu tiên chính là thái độ mặc cảm và xấu hổ về bản thân của một ai đó, khi thấy, cảm nhận chủ quan rằng mình thua kém người khác về phương diện nào đó. Người tự ái sẽ rất dễ sinh ra lòng hờn dỗi, ganh ghét, đố kị, mặc cảm với người khác, đặc biệt là những người có phần nổi trội hơn họ.

Tự ái tiếng Anh là gì? Tự ái in English là Narcissism. Những người có tính tự ái thường xem mình là “cái rốn” của vũ trụ, đi đâu, làm gì hay ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng muốn là tâm điểm được người khác chú ý, nếu không đạt được điều đó sẽ thể hiện thái độ ngay ra mặt, đôi khi thể hiện thiếu tôn trọng người khác.

Hoặc đôi khi sự việc vốn chẳng có gì nhưng thông qua suy nghĩ của người tự ái nó trở nên rất nghiêm trọng, bị thổi phồng, chuyện bé xé ra to, trở nên phức tạp,… cũng vì thế mà những người tự ái thường đi kèm với sự bảo thủ cố chấp luôn bỏ ngoài tai những ý kiến góp ý của người khác.

Dấu hiệu nhận biết người hay tự ái

Dễ tổn thương, dễ tự ái được xem là thái độ của người có ý thức muốn thổi phồng tầm quan trọng của chính họ, tin rằng mình vượt trội hơn và ít quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh, nhưng đằng sau chiếc mặt nạ cực kỳ tự tin đó là một lòng tự trọng mong manh.

Dấu hiệu nhận biết người hay tự ái
Dấu hiệu nhận biết người hay tự ái

Người hay tự ái vừa đáng trách nhưng cũng rất đáng thương. Trong thực tế không khó để nhận biết người hay tự ái, đôi khi chỉ cần nhìn qua cử chỉ, thái độ, hành động thể hiện ra bên ngoài với mọi người đã có thể xác định được. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết nổi bật của người hay tự ái:

Luôn thích làm trung tâm của mọi sự chú ý

Người tự ái thường muốn mình làm trung tâm của sự chú ý trong cuộc sống đời thường, cả khi làm việc hay ở bất cứ môi trường nào. Ở đâu, họ cũng thường nhắc nhở về các thành tích của mình, tại sao ý tưởng và đề xuất của họ lại  xứng đáng được xem xét đặc biệt. Họ làm mọi cách cho mình trở nên “quyền lực” hơn và có tầm ảnh hưởng nhất có thể. Luôn muốn được người khác thần tượng, tung hô, muốn được người khác quan tâm ưu ái.

Chính vì thế nếu không đạt được những điều đó thì họ sẽ phản ứng lại thể hiện thái độ ra mặt, bỏ cơm, nghỉ làm, không nói chuyện với người khác.

Thường bị cảm xúc chi phối không làm chủ được cảm xúc của mình

Đối với những người có tính tự ái cao, họ rất dễ bị cảm xúc lấn át, rất khó kiểm soát. Vì họ luôn đặt cái tôi của bản thân lên đầu nên dù trong công việc, tình cảm cũng như trong cuộc sống hàng ngày khi bị ai đó nhận xét, chỉ trích, phê bình hay có sự việc nào diễn ra không đúng ý họ  thì họ sẽ rất dễ bốc đồng, hằn học tức giận từ đó đưa ra những quyết định sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng.

Thường bị cảm xúc chi phối không làm chủ được cảm xúc của mình
Thường bị cảm xúc chi phối không làm chủ được cảm xúc của mình

Trong mọi cuộc cãi vã, những người hay tự ái sẽ không bao giờ thừa nhận mình sai, luôn cố chấp, bảo thủ. Họ không chịu nhìn nhận, tiếp thu  quan điểm của người khác, vì thế dễ dẫn đến cuộc tranh cãi vào bế tắc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xung quanh.

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm hạn chế

Người hay tự ái thường có cái tôi rất lớn, luôn giữ ý kiến chủ quan của bản thân mình, không chấp nhận các quan điểm của người khác, không bao giờ tự nhận lỗi về mình.

Đôi khi được người khác góp ý, bổ sung ý kiến sẽ không hài lòng, nổi lên tính tự ái trong công việc. Từ đó có thể gây ra tranh cãi không đáng có, làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc chung, hiệu quả công việc không cao, thậm chí còn làm giảm năng suất lao động một cách đáng kể.

Không chịu rút ra kinh nghiệm, chậm tiếp thu cái mới

Những người hay tự ái khó nhận ra cái sai của bản thân mình, nên không chịu rút ra kinh nghiệm, bài học từ những cái sai, những người đi trước. Họ luôn suy nghĩ theo lối mòn, nhất kiến theo quan điểm cá nhân, không hòa đồng vào tập thể, vào cái chung nhất.

Không chịu rút ra kinh nghiệm, chậm tiếp thu cái mới
Không chịu rút ra kinh nghiệm, chậm tiếp thu cái mới

Chủ nghĩa cá nhân quá lớn làm cho họ không thể kết hợp làm việc cùng với người khác một cách trọn vẹn. Và đương nhiên rất khó tiếp nhận tiếp thu những cái mới, những cái tiến bộ mà người khác chỉ bảo, mang lại.

Sau những lần thất bại, vấp ngã, sai lầm, họ vẫn không chịu thay đổi. Bởi họ sợ nếu thay đổi người khác sẽ nghĩ rằng mình thật kém cỏi. Chính những điều này đã ngăn cản họ khó đi đến thành công.

Luôn sống trong sự đau khổ, dằn vặt

Người có tính hay tự ái sẽ dễ bị đau khổ, bất an, khó mà có được những giây phút yên bình, vui vẻ. Bởi vì trong cuộc sống không hoàn hảo ta đâu thể tránh khỏi những chê trách, chỉ trích của người khác. Mà người dễ tự ái lại thường rất hay để bụng, luôn trách móc người khác, luôn giữ chuyện đó ở trong lòng, mà tự dằn vặt, đau khổ ngày này qua ngày khác không có cách giải thoát được.

Tại sao chúng ta không nên tự ái?

Tự ái là một đức tính không tốt, tiêu cực mà bất cứ ai đang có nên tìm cách loại bỏ, bởi tự ái không chỉ làm ảnh hưởng đến chính bản thân họ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến người xung quanh, nhất là những người thân trong gia đình yêu thương bạn.

Có tính tự ái bạn sẽ cảm thấy cô đơn, cảm thấy chẳng có ai có thể hiểu mình và cứ thế rất khó để phát triển bản thân.

Thường tự sống trong dằn vặt một khoảng thời gian dài, khi cơ hội tìm đến bạn không tiếp nhận, không quan tâm, bỏ lỡ những cơ hội quan trọng trong cuộc sống.

Tự ái trong tình yêu
Tự ái trong tình yêu

Với người thân, những người yêu thương bạn, tính tự ái cao của bạn sẽ khiến họ không vui, thái độ và hành động của bạn cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của họ, họ thay đổi suy nghĩ về bạn. Nói chung người hay tự ái thì các mối quan hệ xã hội rất dễ bị rạn nứt, tự ái cao trong tình yêu cũng vậy, tình yêu đó rất khó để bền chặt, nảy nở.

Tóm lại những người nhận thấy bản thân mình có tính tự ái cao nên kiểm soát, loại bỏ điều đó không để nó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.

Cách để có thể vượt qua tự ái

Tự ái là tính cách của con người không thể nói thay đổi là thay đổi trong ngày một ngày hai được, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được. Đầu tiên, nếu muốn vượt qua lòng tự ái, người có tính cách này cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý, kiên nhẫn, thoải mái, gạt bỏ hết những suy nghĩ u uất, tiêu cực để đón nhận những ý kiến, tư tưởng mới lạ.

Cách để có thể vượt qua tự ái
Cách để có thể vượt qua tự ái

Khi một ai đó góp ý, nghĩa là họ mong muốn cải thiện tính cách bạn tốt hơn, mạnh mẽ hơn, để giúp bạn hướng đến hoàn thiện bản thân để phát triển. Vậy thì, tại sao chúng ta không biết ơn những điều đó mà lại đi ôm nỗi bực bội trong lòng?

Áp dụng ngay hai nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được tính tự ái một cách dễ dàng và hiệu quả:

Khi một người nào đó góp ý hoặc chỉ trích bạn, nếu họ nói đúng nên học hỏi và sửa đổi để trở nên tốt hơn. Hãy lắng nghe mọi thứ cho dù đó chỉ là những lời khuyên nhỏ nhặt. Đừng sợ phải nghe những lời chỉ trích, cũng đừng ngại thay đổi.

Khi họ nói sai thì bạn cũng vui vẻ lắng nghe, càng phải học hỏi hết mình để chứng minh cho họ thấy những gì mà họ nghĩ về bạn là hoàn toàn sai lầm, thay vì trở nên mặc cảm, nhu nhược và bắt đầu tự so sánh mình với người khác.

Điều tốt nhất bạn nên làm lúc này là tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà mình đã đặt ra, từng bước hoàn thành tốt những mục tiêu đó.

Vui vẻ lắng nghe là cách khắc phục tự ái trong cuộc sống
Vui vẻ lắng nghe là cách khắc phục tự ái trong cuộc sống

Hãy tâm niệm rằng mọi điều bạn làm là vì chính mình, bởi bản thân bạn xứng đáng với những điều tốt nhất thay vì cố gắng chạy theo vị trí số 1 chỉ để được người khác chú ý, ngưỡng mộ, đề cao.

Thấy điều gì hay thì học, thấy điều sai thì sửa, cái gì không tốt thì loại bỏ. Không cố chấp, cũng không quan trọng hóa vấn đề, không kỳ vọng quá khả năng vào bản thân. Không chán nản, thất vọng, làm việc bất cứ gì cũng phải suy nghĩ trước sau, không đòi hỏi sự hoàn hảo, không dễ dãi với mình, cũng không khắt khe với người khác. Đó không chỉ là bí quyết giúp bạn chế ngự lòng tự ái mà còn là phương pháp giúp bạn hài hòa sự vận động giữa cơ thể và tâm hồn, tạo tiền đề để có một cuộc sống hạnh phúc, thanh thản.

 

Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về người tự ái, mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được tự ái nghĩa là gì? Có nên không? Hay dấu hiệu để nhận biết người hay tự ái. Hy vọng rằng những ai đang có tính cách tự ái có thể vượt qua được lòng tự ái, khắc phục được điều đó để bản thân ngày một hoàn thiện, tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *