Cầu nâng cắt kéo, cầu nâng kiểu xếp là loại cầu nâng chuyên dụng không thể thiếu tại các xưởng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp. Với ưu điểm linh động, lắp đặt chìm xuống sàn nhà giúp tận dụng diện tích khi không cần sử dụng cầu cho những việc khác cùng với rất nhiều tính năng cho khả năng đa dạng chức năng, không chỉ dùng để nâng hạ mà cầu nâng cắt kéo kiểu xếp còn hỗ trợ trong việc cân chỉnh góc đặt bánh xe.
Để cầu đạt độ bền cao và đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành chúng ta nên chú ý đến cách lắp đặt cũng như sử dụng cầu nâng cắt kéo đúng cách. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về điều này, cùng theo dõi ngay sau đây nhé!
Contents
Khái quát về cầu nâng cắt kéo
Nhìn chung cầu nâng cắt kéo hay còn gọi cầu nâng kiểu xếp, cầu nâng chữ X được bắt chặt xuống đất vì thế nên khoảng không gian của loại cầu này là cố định, được thiết kế, sản xuất với chức năng nâng xe và đỗ xe ở trên cao.
Chúng ta có thể lắp đặt cầu nâng ô tô cắt kéo theo kiểu âm nền hoặc lắp nổi tùy thuộc vào mỗi nhu cầu riêng cũng như phù hợp với không gian của từng gara, cửa tiệm của mình.
Cấu tạo của cầu nâng cắt kéo
Cầu nâng cắt kéo được cấu tạo gồm 4 phần chính: khung cố định (cơ sở), phần di động (mặt nâng và tay nâng), phần nâng (bầu tích khí) và bộ phận an toàn. Cụ thể như sau:
Khung cố định
Phần khung cố định của cầu nâng cắt kéo được làm từ các tấm thép hàn lại với nhau, có lỗ để bắt xuống đất bằng các nở và đồng thời bên trong cũng có các lỗ, các chỗ để bắt các tay nâng và bảo vệ tay nâng.
Phần di động
Cầu cắt kéo có phần di động gồm mặt sàn và cần bẩy của các tấm hàn, kết nối với khung và gắn tới điểm cuối bằng một trục. Một giá đỡ được gắn với thánh kéo và giữ lại bằng một cái chốt, trong quá trình nâng nó sẽ tự động chèn vào đồng thời khóa cầu nâng ở bãi đỗ xe trên cao.
Phần nâng
Phần nâng của cầu nâng kiểu xếp bao gồm bộ chấp hành sử dụng khí nén và được kết nối bởi các ống. Thiết bị khí nén được điều khiển hoạt động bằng một bàn đạp.
Thiết bị an toàn
Các thiết bị an toàn ở cầu nâng cắt kéo bao gồm: một sprag để khóa và giữ cầu trên cao, bộ phận bảo vệ chân 2 bên, một công tắc hạn chế hành trình, một van khí an toàn và một khóa tay nâng chống quay.
Phân loại cầu nâng cắt kéo
Hiện nay, cầu nâng cắt kéo được chia làm 2 loại đó là: cầu nâng cắt kéo nâng bụng và cầu nâng cắt kéo nâng toàn xe. Cụ thể như sau:
Cầu nâng cắt kéo nâng bụng
Loại cầu nâng này có đặc điểm nhỏ gọn về thiết kế, phần bàn nâng cắt kéo được bố trí nằm gọn bên trong gầm xe khi nâng cầu lên. Cầu nâng cắt kéo nâng bụng có chức năng chính là giúp người dùng có thể tiếp cận nhanh chóng với hệ thống treo và bánh xe. Đặc biệt, giá cầu nâng cắt kéo nâng bụng thường khá rẻ.
Cầu nâng cắt kéo nâng toàn xe
Giàn nâng cắt kéo nâng toàn xe tương tự như cầu nâng 4 trụ là có bàn dẫn đặt 4 bánh xe nên có thể nâng cả 4 bánh xe lên. Cầu nâng kiểu xếp nâng toàn bộ xe này có khả năng giúp người dùng dễ dàng kiểm tra góc của bánh xe khi kết hợp với thiết bị kiểm tra 3D. Thiết bị này có thể nâng lên đến chiều cao 1,5m nếu dùng thêm kích phụ, là lựa chọn hàng đầu của các gara chuyên làm lốp ô tô cao cấp.
Cách lắp đặt cầu nâng cắt kéo
Để cầu nâng cắt kéo có thể vận hành trơn tru và an toàn trong quá trình sử dụng đối với cả người dùng lẫn xe thì việc lắp đặt cần phải đúng kỹ thuật. Những hoạt động lắp đặt này cần phải được thực hiện bởi các kỹ sư, những người có chuyên môn và được đào tạo bài bản thật kỹ lưỡng bởi rất có thể sẽ gây ra những nguy hiểm hoặc là các hư hại nghiêm trọng cho người và cả cầu nâng ô tô cắt kéo.
Do đó, người dùng không nên mua về rồi tự lắp đặt nếu không thật sự hiểu biết để tránh những rủi ro không may xảy ra và cũng cần nên chú ý đến những hướng dẫn về cách lắp đặt cầu nâng cắt kéo như dưới đây.
Trước khi lắp đặt cầu nâng cắt kéo
- Kiểm tra cầu nâng cắt kéo trước khi tiến hành lắp đặt là điều rất quan trọng. Đầu tiên người dùng cần xác định thiết kế cầu nâng cắt kéo để lắp đặt trong phòng kín hoặc nơi có mái che bởi nó còn liên quan đến cả hệ thống điện đi kèm.
- Đặc biệt, để tránh tình trạng cháy nổ thì cần tránh đặt thiết bị ở gần nơi rửa hoặc sơn xe, cửa hàng pha sơn hay là phòng xử lý chế biến. Bởi nếu đặt cầu nâng tại những vị trí này rất có thể sẽ tạo ra các chất dễ gây ra tình trạng cháy nổ.
- Kiểm tra diện tích trống trong phòng cùng khoảng cách an toàn giữa các thiết bị khác trong phòng: Cần có một khoảng cách an toàn so với tường, cột, các máy khác,… Nếu đảm bảo được điều này theo những quy định hiện hành của nơi lắp đặt thì mới nên lắp đặt cầu nâng cắt kéo để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người khi thao tác sửa chữa.
- Cần kiểm tra, cân nhắc các số đo gồm: độ cao, khoảng cách tới tường, không gian làm việc. Một vị trí đảm bảo để có thể lắp đặt được cầu nâng cắt kéo là đảm bảo trần nhà hoặc độ cao mái che phải đủ để không bị va chạm khi cầu nâng nâng cao tối đa.
Chiều cao nâng của mặt bàn nâng là 500mm và chiều cao nâng tối đa của cầu nâng là 1,5m, khoảng cách tới tường nhỏ nhất là 500mm và không gian làm việc cần cao hơn kích thước của chiếc xe được nâng nhỏ nhất là 500mm.
Ngoài ra, cần đảm bảo không gian để có thể thực hiện được các điều khiển cũng như không gian bảo trì, đường để vào và thoát ra trong trường hợp khẩn cấp và có kiến thức để thực hiện công tác đấu điện.
- Tất cả các khu vực xung quanh cầu nâng cắt kéo người dùng cần đảm bảo hệ thống ánh sáng đủ để thực hiện các hoạt động vận hành, bảo trì cũng như điều chỉnh như hướng dẫn của nhà sản xuất có lưu ý trong cuốn sách hướng dẫn. Đặc biệt, cần tránh những khu vực có bóng râm hay những vị trí bị phản xạ ánh sáng làm lóa mắt.
- Hệ thống chiếu sáng cần phải lắp đặt cẩn thận theo quy định ở khu vực nơi cầu nâng được lắp đặt.
- Quy định về nền móng lắp đặt cầu nâng kiểu xếp: Cần phải được lắp đặt trên mặt nền bê tông có độ dày từ 100mm có khả năng chịu lực trên 30N/mm2, đặc biệt mặt sàn cần đảm bảo bằng phẳng, nhẵn nhụi. Trong trường hợp đặc biệt cần liên hệ nhà sản xuất để đảm bảo việc lắp đặt cầu nâng được an toàn cũng như quá trình vận hành sau lắp đặt được diễn ra đảm bảo hiệu quả, tránh gặp sự cố.
Quá trình lắp đặt cầu nâng cắt kéo
Tránh sự có mặt của những người không liên quan trong khu vực đang lắp đặt.
- Bao bì chứa cầu nâng cần đặt trên mặt đất sau đó cần mở nó ra rồi lấy các phụ kiện ra ngoài. Xử lý hoặc tái chế các vật liệu dùng để đóng gói thiết bị theo quy định hiện hành tại khu vực nơi lắp đặt cầu nâng.
- Chọn vị trí để lắp đặt cầu nâng. Cấp khí vào cầu nâng, vào các đường ống có đường kính bằng súng khí nén, thực hiện cho đến khi nó được nâng lên và bắt nó được an toàn.
- Việc nâng lên bằng cách kéo mặt cầu nâng lên là điều không bao giờ được sử dụng bở đây là cách làm có thể gây hư hại nghiêm trọng đến thiết bị sử dụng khí nén.
- Trượt cầu nâng ra khỏi pallet sau đó đặt nó ở vị trí lựa chọn cần đảm bảo sao cho khung của cầu nâng chạm vào mặt nền ở tất cả các điểm đã được lựa chọn và chêm ở dưới khung. Sử dụng một ống khí nén tối thiểu 8mm cùng giắc đực để kết nối đường ống khí để cấp khí.
- Áp suất cấp phải cao hơn 8 bả vì vậy hệ thống khí nén cần phải được lọc và điều chỉnh sao cho phù hợp. Sử dụng các vít lắp lò xo, chèn thanh và chặn nó lại bằng chốt khóa để bảo vệ phần chân. Sử dụng mũi khoan đường kính 15mm, sâu 70mm để khoan xuống mặt sàn, tận dụng các lỗ có sẵn ở bên cạnh như một khuôn để khoan. Cần làm sạch các lỗ sau đó thực hiện cắm các ốc nở hoàn toàn vào sàn bắt chặt nó lại với mô men xoắn 20 Nm.
Tùy chọn lắp đặt các tay nâng
Mang tất cả các tay nâng gồm tay nâng bên phải và bên trái đặt vào các lỗ khoan sẵn của nó tại vị trí ở trên mặt sàn. Sử dụng các vít gắn lò xo ở phía trên và bên cạnh để khóa tay nâng, sao cho nó song song với mặt cầu nâng. Định vị các lỗ bên cạnh bằng các vít dài hơn, sử dụng các miếng đệm đặt giữa 2 tấm để chèn nó vào sau đó siết chặt các ốc vít với mô men 40Nm.
Kiểm tra sự xoay tự do của các tay nâng bằng cách quay ngược lại các ốc vít kiểm tra sự hoạt động để có thể kiểm tra hoạt động của các khóa khi cầu nâng hạ xuống hoàn toàn.
Một số chú ý khi sử dụng cầu nâng cắt kéo an toàn
Cần phải cân bằng được trọng tải đặt trên cầu nâng cắt kéo, đảm bảo vị trí xe được xác định chính xác trên mặt bàn nâng.
Với những dòng xe có động cơ đặt trước, phần xe phía sau có thể sẽ dài hơn:
Với những dòng xe có động cơ đặt phía sau, phần phía trước xe có thể sẽ dài hơn:
Vị trí xe trên tay nâng của cầu nâng cắt kéo
Đưa tay nâng xuống dưới phần gầm xe sau khi vị trí của xe đã được xác định như hình phía trên. Xe chuyển động phía trên tay nâng, sau khi mặt bàn nâng được hạ xuống ở vị trí thấp nhất thì các thao tác với tay nâng và đĩa hỗ trợ mới được thực hiện.
Chú ý: Khi đĩa hỗ trợ chưa tiếp xúc vào khung xe thì tuyệt đối không được di chuyển xe.
Lưu ý khi sử dụng cầu nâng ô tô cắt kéo
- Ở khu vực cầu nâng cắt kéo được lắp đặt, người vận hành và kỹ sư bảo trì phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định cũng như các tiêu chuẩn về phòng ngừa tai nạn có thể xảy ra.
- Các bộ phận cơ khí, nén khí hoặc các bộ phận bảo vệ khác không được phép tháo bỏ.
- Luôn vận hành thiết bị ở các vị trí làm việc trong phạm vi khu vực như được hướng dẫn.
- Cần hiểu và lưu ý đến các thông báo an toàn được nhà sản xuất in trên các tấm nhãn và trong hướng dẫn sử dụng.
Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng cầu nâng cắt kéo
- Trong khi nâng cần chú ý quan sát khu vực làm việc an toàn
- Tắt máy để chèn xe cho an toàn. Đảm bảo vị trí đặt xe phải chính xác
- Xe được nâng không được phép vượt quá công suất nâng của cầu nâng kiểu xếp.
Nguy cơ đè lên người: Kỹ thuật viên không được ở trong khu vực dưới chân cầu trong khi mặt cầu và xe vẫn đang trong quá trình hạ xuống. Sau khi kiểm tra và đảm bảo không còn ai ở trong vị trí nguy hiểm thì người vận hành mới được vận hành cầu nâng.
Nguy cơ xe chuyển động, dịch chuyển: Các thao tác thực hiện với cầu nâng có khả năng sẽ tạo ra những áp lực tác dụng lên xe. Nếu kích thước hay trọng lượng quá lớn có thể gây ra sự mất thăng bằng làm xe chuyển động bất ngờ do quá tải. Vì thế, những chuyển động như này cần tránh tất cả.
Nguy cơ xe bị rơi xuống dưới: trường hợp chiếc xe không được đặt vào vị trí chính xác khiến vị trí khóa của nó trên cầu bị sai hoặc kích thước của xe không tương thích với loại cầu nâng cắt kéo này rất có thể là những nguyên nhân khiến cho xe hơi bị rơi xuống.
Do đó tuyệt đối không được nâng cầu lên, trèo lên xe hay di chuyển vào các bộ phận chuyển động của cầu nâng như vị trí chân cầu bởi có thể sẽ bị kẹp hoặc bị trúng chiếc xe khi rơi xuống, rất nguy hiểm.
Nguy cơ bị trượt: Khu vực mặt sàn thường có các chất bôi trơn có thể bị vương ra từ thiết bị nên hiện tượng trơn trượt là có khả năng xảy ra.
Cần giữ cho khu vực dưới và gần cầu nâng được sạch sẽ hoặc vệ sinh sạch khi có vết dầu bẩn loang ra. Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân được cung cấp như: giày bảo hộ,… để ngăn nguy cơ bị trượt.
Hệ thống chiếu sáng không đủ: Tất cả các khu vực xung quanh cầu nâng cắt kéo cần đảm bảo luôn được chiếu sáng đầy đủ, phù hợp với quy định hiện hành của khu vực lắp đặt để các hoạt động vận hành máy được diễn ra an toàn.
Rủi ro cho người không được phép sử dụng: Những người không có nhiệm vụ không nên vào khu vực mặt sàn nơi đặt cầu nâng đang vận hành hay ngay cả khi chiếc xe đã được nâng lên.
Tai nạn rất có thể xảy ra đối với bất kỳ việc sử dụng cầu nâng cắt kéo nào khác với thiết kế của nó, thậm chí là rất nghiêm trọng cho những người vận hành thiết bị trực tiếp cũng như những người gần đó.
Giá cầu nâng cắt kéo bao nhiêu?
Giá cầu nâng cắt kéo hiện nay được xác định căn cứ theo các yếu tố nư: thương hiệu sản xuất, tính năng, tải trọng,…. Thông thường đối với những cầu nâng cắt kéo có trọng tải càng lớn thì có giá bán càng cao.
Ngoài ra, giá cầu nâng cắt còn phụ thuộc vào các phụ kiện đi kèm theo thiết bị có thể như là: kích nâng hay thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe, góc lái,….Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cho công việc như thế nào thì quý khách cần lựa chọn loại cầu nâng cắt kéo phù hợp.
Giá của cầu nâng cắt kéo trên thị trường hiện nay khá cao với mức dao động từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng. Hơn nữa, mức giá của các model cầu nâng cắt kéo cũng có sự chênh lệch nhất định giữa các đơn vị phân phối. Có thể tham khảo một số model nổi bật của cầu nâng cắt kéo, cầu nâng kiểu xếp như sau:
- Cầu nâng kiểu xếp Heshbon model HL-35F: Từ 120 triệu đồng.
- Cầu nâng cắt kéo VSLI 3500 trọng tải 3.5 tấn: Khoảng 65 triệu đồng.
- Cầu nâng kiểu xếp VM-D35: Khoảng 135 triệu đồng.
- Cầu nâng cắt kéo Heshbon HL 32x xuất xứ Hàn Quốc: Khoảng 95 triệu đồng.
Lưu ý, giá cầu nâng cắt kéo các model vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi các đơn vị cung ứng khác nhau sẽ có một mức giá bán có thể là khác nhau.
Kết Luận
Như đã vừa nêu trong phần nội dung trên thì cầu nâng cắt kéo có cách sử dụng cũng không có gì quá phức tạp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng người dùng cũng cần bảo dưỡng định kỳ thường xuyên để nâng cao tuổi thọ của cầu nâng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết, hy vọng những thông tin mà mayruaxegiadinh.com.vn vừa chia sẻ có thể giúp bạn nắm được nguyên tắc về cách lắp đặt cũng như sử dụng cầu nâng cắt kéo, cầu nâng kiểu xếp đảm bảo an toàn cho người cũng như cho thiết bị.