Cách chỉnh tần số micro không dây UHF như thế nào là đạt chuẩn? Có lẽ là thắc mắc chung của không ít người sử dụng âm thanh. Bài viết sau mayruaxegiadinh.com.vn sẽ hướng dẫn cách chỉnh tần số micro để có được âm thanh phát ra hay nhất, cùng theo dõi nhé!
Contents
Tìm hiểu tần số UHF là gì?
UHF là viết tắt của từ gì? UHF hay sóng UHF là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Ultra-High Frequency”, là dải tần số cực cao dao động trong khoảng 300MHz – 3GHz (3000MHz). UHF còn được gọi là băng tần decimet hay là sóng decimet bởi nước sóng của nó nằm trong khoảng 1 tới 10 decimet (tức 10cm tới 1m).
Sóng vô tuyến UHF chủ yếu lan truyền theo đường ngắm và bị chặn bởi các ngọn đồi và những tòa nhà lớn mặc dù việc truyền qua những bức tường chắn của tòa nhà đủ mạnh để tiếp nhận trong nhà. Sóng UHF được sử dụng để phát sóng truyền hình, điện thoại di động hay thông tin vệ tinh vô cùng đa dạng.
Sự ra đời của sóng UHF có tác động lớn tới đời sống con người, không chỉ là ngành công nghệ thông tin mà còn ứng dụng trực tiếp vào các vật dụng hàng ngày như: Sóng UHF trên micro không dây, sóng UHF trên bộ đàm,….
Một số lỗi hay gặp về tần số của micro không dây
Khi tần số micro không dây bị lệch sóng thường sẽ gây ra các trường hợp bất thường như:
- Không nghe được tiếng từ micro
- Khi kiểm tra giọng thử biểu tượng bắt sóng ở trên đầu thu của micro không còn nhấp nháy.
- Cảm giác micro hoạt động không ổn định, micro bị chập chờn.
Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng micro bị lệch tần số, nhiễu sóng là:
- Tần số của micro chưa được thiết lập đúng.
- Tín hiệu bị tắc nghẽn bởi vì khoảng cách giữa micro phát và anten thu bị cản bởi các vật dễ gây nhiễu sóng như: bờ tường, kim loại,….
- Thiết lập sai anten thu trên loa kéo, cách xa vị trí micro làm giảm độ nhạy trong việc thu phát.
- Pin trên micro yếu dẫn tới việc âm thanh đầu ra bị méo hoặc không ổn định khiến âm bị hú.
Cách chỉnh tần số micro không dây UHF
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại micro không dây UHF và VHF, trong đó bộ micro không dây UHF cho loa kéo được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng hơn hẳn. Khi gặp sự cố thì 2 mẫu micro này đều có cách chỉnh như sau.
Trước tiên, để điều chỉnh được tần số micro bạn cần hiểu rõ về chức năng của các nút được trang bị trên micro.
- Nút Lên – Xuống: Có chức năng tăng – giảm đơn vị của tần số.
- Nút SET: Có vai trò cài đặt
- Nút nguồn: Có chức năng giúp thiết bị bắt đầu hoạt động và quét tần số.
- Mắt thần: Kết nối tín hiệu giữa tay cầm và micro đảm bảo cho cùng tần số.
- Mắt hồng ngoại: đối chiếu tần số tay cầm so với đầu thu.
Có 2 cách để chỉnh tần số micro không dây UHF là:
- Cách 1: Đầu tiên bạn cần bật nút nguồn để micro khởi động, tiếp đó nhấn nút Lên hoặc Xuống để căn chỉnh tần số sao cho trùng khớp với tần số của đầu thu. Và cuối cùng hãy nhấn phím SET để lưu lại tần số phù hợp.
- Cách 2: Sử dụng điều chỉnh tần số bằng mắt hồng ngoại. Trước tiên, bạn hãy nhấn nút Lên – Xuống để đầu thu tự động chọn được tần số ưng ý rồi chuyển sang ấn phím SET đến khi màn hình LED hiển thị chữ “IR”. Tiếp đó hãy cầm micro đối diện với mắt hồng ngoại trước đầu thu, lúc này tần số trên micro sẽ tự động bắt tần số trên đầu thu tới khi giống nhau là xong.
Một số lưu ý khi chỉnh lại tần số micro không dây UHF
Sau khi điều chỉnh tần số, trong trường hợp micro không dây vẫn không thể hoạt động được thì lúc này bạn cần kiểm tra lại với một số lưu ý như sau:
- Bước 1: Thực hiện quy trình điều chỉnh tần số theo hướng dẫn cách chỉnh tần số micro không dây UHF ở trên một lần nữa.
- Bước 2: Kiểm tra dây kết nối sóng của micro hoặc những thiết bị kết nối khác như: bàn mixer, loa hay cục đẩy công suất.
- Bước 3: Thử tín hiệu À có hoạt động tốt hay không bằng cách nói vào đầu micro rồi quan sát sóng nhảy lên xuống hiển thị trên màn hình của đầu thu thì chứng tỏ micro vẫn hoạt động bình thường. Trong trường hợp thanh sóng không nhảy chứng tỏ rằng đầu micro đã bị đứt nên không thể truyền được tiếng.
Lời Kết
Với những chia sẻ trên đây, mayruaxegiadinh.com.vn hy vọng bạn đã biết cách chỉnh tần số micro không dây UHF tại nhà đơn giản và nhanh chóng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên theo dõi website mỗi ngày để cập nhật nhiều những kiến thức bổ ích và chúc bạn thực hiện thành công!