Trong thời đại 4.0 hiện nay có rất nhiều sản phẩm công nghệ ra đời để phục vụ công việc của con người, một trong số đó phải kể tới các máy bộ đàm, giúp liên lạc trong nội bộ công ty, doanh nghiệp nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ công việc. Nhưng có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ máy bộ đàm là gì, hãy để mayruaxegiadinh.com.vn giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thiết bị này nhé!
Contents
Khái niệm máy bộ đàm là gì?
Máy bộ đàm còn được biết đến là dạng di động cầm tay sử dụng để liên lạc giữa 2 người hoặc giữa nhiều người với nhau tương tự như điện thoại di động. Tuy nhiên, vì máy bộ đàm thu phát vô tuyến 2 chiều liên lạc nên nó chỉ phát huy khả năng trong một phạm vi nhất định, tùy thuộc từng dòng máy cũng như điều kiện tại khu làm việc sẽ có độ rộng hẹp khác nhau.
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa máy bộ đàm liên lạc và điện thoại ở chỗ nó không cần phải thao tác quá nhiều mà chỉ cần nhấn một nút là có thể nói, sử dụng tần số để liên lạc với nhau. Đặc biệt, với bộ đàm liên lạc thì người dùng cũng không cần đăng ký mạng viễn thông nên sẽ không mất phí liên lạc.
Có các loại máy bộ đàm nào?
Có nhiều cách để phân loại máy bộ đàm dựa theo nhiều tiêu chí như: theo thương hiệu, theo tần số hoạt động (VHF, UHF,…), dựa theo tính năng cơ động (bộ đàm cầm tay, bộ đàm lưu động, bộ đàm trạm,…), có thể dựa theo lĩnh vực ứng dụng (bộ đàm hàng hải, bộ đàm hàng không,….), dựa theo công nghệ (Analog, kỹ thuật số), dựa theo mức độ kết nối (đơn vùng và đa vùng, trung kế và thông thường) hay dựa theo kích thước, giá bán,….
Tuy nhiên, các loại bộ đàm hiện nay thường được phân chia phổ biến nhất dựa theo thương hiệu và tính năng cơ động.
Phân loại máy bộ đàm theo thương hiệu
Các thương hiệu máy bộ đàm thông dụng và phổ biến hiện nay bao gồm: Máy bộ đàm Kenwood, máy bộ đàm ICOM, máy bộ đàm Motorola,…. Đây là những thương hiệu được phần lớn các đơn vị, công ty sử dụng và hiện được phân phối rộng rãi tại các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bộ đàm giới thiệu và chào bán cho khách hàng trên toàn quốc.
Phân loại máy bộ đàm theo tính năng cơ động
Dựa theo đặc điểm sử dụng mà người ta chia máy bộ đàm thành các loại sau:
- Máy bộ đàm cầm tay
Bộ đàm cầm tay là loại thiết bị phổ biến nhất bởi các ưu điểm nổi bật như nhỏ gọn, dễ di chuyển nên có thể mang theo bên mình được. Dòng thiết bị này thường có công suất 5W và có thể dùng pin sạc được. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người cầm máy bộ đàm cầm tay trong bất cứ một lĩnh vực nào như: an ninh, thể thao, tổ chức sự kiện,….
- Máy bộ đàm lưu động
Ngay từ cái tên đã nói lên phần nào được chức năng chính của thiết bị. Ưu điểm của máy bộ đàm lưu động là có thể di chuyển tới nhiều nơi mà vẫn duy trì được khả năng liên lạc. Đây là loại bộ đàm được lắp trên các phương tiện lưu động như: xe taxi, xe tải hay tàu thuyền (Mobile Radio).
Máy bộ đàm lưu động thường có công suất 25W hay 50-60W hoặc có thể hơn (với băng tần MF/HF), có ăng ten thường được lắp đặt trên nóc xe/tàu và sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy.
- Trạm cố định
Đây là loại bộ đàm hiện đại nhất, có thể thực hiện việc liên lạc tốt ở khoảng cách cực xa nên được sử dụng phục vụ các công tác điều hành. Máy bộ đàm trạm có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao.
Một dạng máy trạm đặc biệt đó là Bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm dạng cầm tay và cả lưu động, trạm cố định.
Máy bộ đàm dùng để làm gì? Ứng dụng bộ đàm trong thực tiễn
Bộ đàm là thiết bị liên lạc sử dụng sóng vô tuyến vô cùng hữu ích, tiện lợi và hỗ trợ con người rất nhiều vấn đề. Một số ứng dụng của máy bộ đàm trong một số lĩnh vực cơ bản như sau:
Trong lĩnh vực an ninh trật tự, giao thông
Một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, giao thông sử dụng bộ đàm như một phương tiện thông dụng và thiết yếu như:
- Cảnh sát giao thông sử dụng bộ đàm để điều tiết những tuyến đường sao cho đúng luật và giảm ách tắc. Ngoài ra, họ còn dùng bộ đàm cho việc liên lạc giữa những trạm kiểm tra, thu phí.
- Cảnh sát hình sự dùng bộ đàm để liên lạc, phối hợp với nhau khi thực hiện các nhiệm vụ chẳng hạn như: truy bắt tội phạm, nghe lệnh từ chỉ huy,….
- Công an trật tự thường sử dụng bộ đàm để thông báo các vấn đề khẩn cấp về an ninh của khu vực để kịp thời xử lý.
- Nhân viên bảo vệ: Máy bộ đàm là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với họ trong công việc nhằm trao đổi thông tin và giải quyết các tình huống phát sinh.
Trong ngành quân đội và hải quan
Bộ đàm được sử dụng phổ biến trong huấn luyện tân binh, chiến sĩ. Khi số lượng các đại đội lớn, chỉ huy sẽ không thể truyền tải rõ ràng những nội dung một cách thông thường được. Lúc này, bộ đàm sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực.
Bộ đàm liên lạc cũng rất cần thiết cho công việc của các đội tuần tra khu vực biển, đảo, biên giới tổ quốc. Bởi ở những nơi này thường sóng di động rất yếu và chập chờn.
Trong lĩnh vực dịch vụ
Có thể kể tên một số ngành có sử dụng thiết bị bộ đàm để đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ như là: nhà hàng, khách sạn, du lịch,…. Họ dùng bộ đàm với mục đích liên lạc với nhau để thông tin về công việc, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Ví dụ: Trong nhà hàng, khi nhân viên phục vụ bàn nhận yêu cầu từ khách hàng, họ có thể dùng bộ đàm để thông báo xuống bếp, quầy bar,… để phục vụ nhanh chóng các nhu cầu của khách. Theo đó, họ không cần phải chạy đi chạy lại nhiều nên thực sự rất tiện lợi và chuyên nghiệp.
Trong lĩnh vực giáo dục
Những trường học có số lượng học sinh, sinh viên đông và các giáo viên, cán bộ nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể thì bộ đàm sẽ là công cụ hỗ trợ rất tiện lợi cho họ để tập hợp đội hình, quản lý tập thể và thông báo một số nội dung cho học sinh, sinh viên.
Đặc biệt, khi các hoạt động được tổ chức ngoài trời như: dã ngoại, team building, cắm trại trên rừng,… thì bộ đàm là công cụ liên lạc và thông tin vô cùng hiệu quả. Bởi khi đó thì việc sử dụng điện thoại sẽ khá bất tiện và tốn kém.
Hướng dẫn cách sử dụng máy bộ đàm đơn giản nhất
Mỗi model máy bộ đàm sẽ có cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các máy để có các chức năng và cách dùng gần tương tự nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xài bộ đàm đơn giản nhất cho những ai lần đầu sử dụng.
Sử dụng các phím cơ bản trên máy bộ đàm
Để sử dụng được thiết bị, đầu tiên bạn cần biết được chức năng của các nút bấm trên máy bộ đàm trước. Thông thường, nếu bộ đàm không có màn hình thì chỉ có 3-4 nút chức năng bao gồm: nút PTT (nút gọi), nút chuyển kênh và nút khởi động kiêm bật/tắt âm lượng. Còn loại bộ đàm có màn hình thì các nút bấm khác có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
Khởi động máy bộ đàm
Gần như 100% máy bộ đàm mới mua khi để trong hộp thì các bộ phận của máy đều đang được tháo rời. Bạn cần lắp những bộ phận của bộ đàm theo hướng dẫn trước khi sử dụng. Đặc biệt, máy bộ đàm chỉ khởi động được sau khi bạn lắp pin và ăng ten đúng vị trí.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã lắp đủ các bộ phận lần cuối trước khi khởi động máy. Sau đó, bạn vặn nút nguồn theo chiều kim đồng hồ, đèn báo hiệu/màn hình sẽ sáng lên tức là máy đã được khởi động thành công.
Cách sạc pin máy bộ đàm đúng cách
Đối với phụ kiện cốc sạc đi kèm khi mua máy, bạn có thể sạc pin theo 2 cách là sạc toàn bộ bao gồm thân máy và pin hoặc sạc riêng pin. Bên cạnh đó, bạn có thể mua thêm pin dự phòng trong trường hợp cần sử dụng bộ đàm liên tục trong nhiều giờ.
Sử dụng loại pin phù hợp với từng model bộ đàm và biết cách sạc cho từng loại pin đúng sẽ giúp thiết bị của bạn được kéo dài tuổi thọ. Chẳng hạn như đối với loại pin Li-ion có thể sạc nhồi, trong khi với loại Ni-CD hay Ni-MH thì trước khi sử dụng bạn cần phải xả cho máy hết pin rồi mới sạc,….
Cách kết nối với bộ đàm khác
Để kết nối được với các máy bộ đàm khác, bạn cần chọn đúng kênh liên lạc cùng tần số với thiết bị của mình. Sau khi chọn đúng kênh/tần số cần liên lạc, bạn nhất nút PTT nói vào mic của máy là ngay lập tức âm thanh của bạn sẽ được truyền đi sang những máy còn lại trong hệ thống. Tại một thời điểm, các bộ đàm khác chỉ có thể nghe hoặc gọi. Khi có người đang nói, nếu bạn nhấn nút PTT thì những máy khác sẽ không nhận được thông tin.
Lưu ý khi sử dụng máy bộ đàm
Khi mới bắt đầu sử dụng bộ đàm, bạn hãy lưu ý tới một số điều sau:
- Không cầm vào phần ăng ten của bộ đàm khi đang sử dụng. Bởi phần này khó mỏng manh so với thân máy khá nặng nên việc cầm giữ có thể gây cong hoặc gãy nếu bạn không cẩn thận.
- Không nên làm rơi hay va đập quá mạnh. Mặc dù các máy bộ đàm hiện nay đã có các chỉ số chống bụi, chống nước và va đập cao nhưng việc hạn chế sự va đập vẫn giúp tuổi thọ của bộ đàm được lâu dài hơn.
- Vớt bộ đàm lên ngay lập tức sau khi bị rơi xuống nước. Ví dụ: với độ đàm có IP67 có thể chịu được khi rơi xuống nước có độ sâu 1m trong 30 phút nhưng với bộ đàm chỉ có IP54/57 thì chỉ chịu được nước dưới dạng tia bắn mà thôi.
- Thay mới các phụ kiện như: pin hoặc anten cho bộ đàm khi chúng bị hỏng hoặc hết tuổi thọ.
- Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng bộ đàm định kỳ 6 tháng/lần.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến máy bộ đàm. Mong rằng đây là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn đang quan tâm tới thiết bị liên lạc hữu ích này. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết, hãy truy cập mayruaxegiadinh.com.vn để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích, thú vị nhé!
Bài viết tham khảo: Bộ đàm Xiaomi liệu có đáng mua? Đánh giá khách quan nhất