Ẩn dụ là gì? Có mấy loại ẩn dụ? Cho ví dụ và bài tập áp dụng

Ẩn dụ là gì? Có mấy loại ẩn dụ? Cho ví dụ và bài tập áp dụng
3.7 (73.33%) 6 votes

Ẩn dụ là gì? Ẩn dụ cách thức là gì? Đây là những câu hỏi liên quan đến bài giảng ẩn dụ ngữ văn lớp 6, cũng là kiến thức cơ bản về văn học mà chúng ta đã được cung cấp trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm một cách chi tiết về biện pháp tu từ này. Trong bài viết sau đây hãy cùng mayruaxegiadinh đi tìm hiểu về ẩn dụ, tác dụng của ẩn dụ là gì?

Tìm hiểu ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là gì? Ẩn dụ được định nghĩa bằng nhiều khái niệm khác nhau, tuy nhiên cách định nghĩa chính xác nhất là theo cách sách giáo khoa đã đưa ra “Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm”

Ẩn dụ là biện pháp tu từ phổ biến trong tiếng Việt
Ẩn dụ là biện pháp tu từ phổ biến trong tiếng Việt

Ẩn dụ là biện pháp tu từ phổ biến trong tiếng Việt, được sử dụng rộng rãi cả trong văn nói và văn viết. Ẩn dụ có nhiều loại và có nhiều chức năng khác nhau. 

Phép ẩn dụ có thể kết hợp sử dụng cùng với các biện pháp tu từ khác (như so sánh, hoán dụ, nhân hoá,…) để tăng hiệu quả biểu đạt.

Có mấy loại ẩn dụ?

Các hình thức của biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua bốn hình thức hay cũng chính là 4 loại ẩn dụ:

Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ hình thức là gì? Ẩn dụ hình thức có thể được hiểu đơn giản như sau: người hành văn sẽ dựa vào các điểm tương đồng,các điểm giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Và sau khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người nói cắt bớt đi một phần nghĩa.

  • Ví dụ về ẩn dụ hình thức 1: 
Lửa lựu” là hình ảnh sử dụng biện pháp ẩn dụ
Lửa lựu” là hình ảnh sử dụng biện pháp ẩn dụ

Hình ảnh “Lửa lựu” là hình ảnh sử dụng biện pháp ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lựu giống với màu lửa. Vì vậy, tác giả đã dùng hình ảnh lửa để biểu đạt màu của hoa lựu.

  • Ví dụ ẩn dụ hình thức 2: 

.

Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được tác giả ẩn dụ
“Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được tác giả ẩn dụ

“Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được tác giả ẩn dụ. Hình ảnh này có ý nghĩa là khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp tựa vầng trăng của Thúy Vân. Câu thơ mang hàm ý miêu tả vẻ đẹp tươi trẻ của nàng Thúy Vân.

Ẩn dụ cách thức

Ẩn dụ cách thức là gì? Ẩn dụ cách thức là hình thức giúp đặt ra vấn đề theo nhiều cách khác nhau, ẩn dụ này hỗ trợ người nói diễn đạt được hết hàm ý trong câu.

Ví dụ ẩn dụ hình thức là gì:  “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Kẻ trồng cây: chính là hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ những người lao động đi trước, đã tạo ra giá trị bằng chính sức lao động của mình.

Ẩn dụ phẩm chất

Ẩn dụ phẩm chất là gì? Ẩn dụ phẩm chất chính cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật, hiện tượng này đi cùng một sự vật hay hiện tượng khác. Hay nói một cách đơn giản, ẩn dụ phẩm chất là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác.

  • Ví dụ ẩn dụ phẩm chất 1: 
bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái
Bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái

Trong câu thơ trên, ta có thể thấy con thuyền giống với người đàn ông luôn di chuyển liên tục nhiều nơi. Còn bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái luôn ở cố định một nơi.

  • Ví dụ ẩn dụ phẩm chất 2:
Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ để nói về Bác Hồ
Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ để nói về Bác Hồ

Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ để nói về Bác Hồ. Bác tận tụy lo lắng, chăm sóc cho những người lính như những người cha của họ vậy.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là như thế nào ? Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa vào các đặc tính riêng biệt của một sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan nào đó tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các giác quan khác, vốn không làm nhiệm vụ đó. Nói một cách đơn giản, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là tu từ dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này thành hình thái cảm giác khác.

  • Ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 1: “Trời nắng giòn tan” muốn nói đến trời nắng to, có thể làm khô cong mọi vật
  • Ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” Tiếng rơi ở đây được ẩn dụ có thể cảm nhận được độ dày mỏng.

Tác dụng của ẩn dụ là gì?

Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng rất phổ biến. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm cho  lời văn, lời  thơ. Ẩn dụ vô cùng giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe cảm nhận hết ý nghĩa, hấp dẫn và bị lôi cuốn.

  • Ví dụ hình ảnh ẩn dụ “Người Cha mái tóc bạc

Nếu ta dùng như cách viết thông thường thay người cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” câu thơ sẽ trở thành một câu thông thường và mất đi tính biểu cảm hiệu quả của. Bài thơ sẽ không còn thi vị.

Phân biệt ẩn dụ với các phép tu từ 

Phân biệt ẩn dụ với phép hoán dụ 

Và để các bạn có thể nhận biết, phân biệt được biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, theo dõi dưới đây là những điểm giống và khác giữa 2 biện pháp tu từ này:

Phân biệt ẩn dụ với phép hoán dụ 
Phân biệt ẩn dụ với phép hoán dụ 
Ẩn dụ Hoán dụ
Giống nhau Ẩn dụ và hoán dụ đều là các phép tu từ được sử dụng phổ biến với mục đích làm tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Bản chất cơ bản của ẩn dụ và hoán dụ đều là lấy sự vật, hiện tượng này để miêu tả sự vật, hiện tượng khác theo một quy luật liên tưởng.
Khác nhau Thường dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể là tương đồng về: hình thức, cách thực hiện, phẩm chất, cảm giác,… Dựa vào quan hệ tương đương như: cái bộ phận với cái toàn thể, vật chứa đựng với vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật với sự vật, cái cụ thể với cái trừu tượng.

Phân biệt phép so sánh và phép ẩn dụ 

Ẩn dụ So sánh
Khác nhau Là một biện pháp tu từ mà người dùng không cần đến dấu câu hay từ ngữ để phân biệt sự vật và hiện tại. Có thể hiểu là, ẩn dụ được xem như cách để so sánh ngầm các sự vật và hiện tượng có các đặc điểm tương đồng, giống nhau. Thường phải sử dụng dấu câu hoặc từ so sánh, có thể là so sánh tương đương hoặc so sánh không tương đương.
Ví dụ

Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hình ảnh ẩn dụ: là mặt trời, ở đây Bác Hồ được ví như mặt trời

“Da nàng trắng như tuyết, môi đỏ như son”.

 => Phép so sánh được thể hiện bằng từ so sánh “như”, “da” được so sánh với “tuyết”, và “môi đỏ” được so sánh với “son”.

Bài tập áp dụng về biện pháp tu từ ẩn dụ 

Bài tập 1: Ẩn dụ sau đây là kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng phép ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?

Bài tập 2: Những câu sau đây có câu nào sử dụng biện pháp ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra những phép ẩn dụ cụ thể.

Chúng ta không nên nướng tiền của vào những dự án không đem đến lợi ích.

Chúng ta tắm trong dòng sông tri thức suốt những năm phổ thông.

Bài tập 3: Trong sinh hoạt thường ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để giao tiếp và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số phép ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày của mình.

Bài tập 4: Em hãy làm một bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một biện pháp ẩn dụ.

Bài tập 5:Ta đoạn thơ sau đây:

Ẩn dụ là gì? Có mấy loại ẩn dụ

a) Hãy tìm các phép so sánh và ẩn dụ có trong đoạn thơ.

b) Hãy viết đoạn thơ trên thành văn xuôi.

Bài tập 6: Có người đã nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Em hãy tìm một vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh câu nói trên.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những kiến thức cụ thể về ẩn dụ. Qua bài viết mong rằng các bạn có thể nắm được ẩn dụ là gì? Các loại ẩn dụ, tác dụng của ẩn dụ là gì? Nếu con bất kỳ thắc mắc nào về Ẩn dụ hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi để giải đáp nhanh nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *