Âm phản xạ là gì? Phân biệt giữa âm phản xạ và tiếng vang

Âm phản xạ là gì? Phân biệt giữa âm phản xạ và tiếng vang
5 (100%) 1 vote

Khi đứng trong một hang động lớn và hét thật to thì ngay sau đó chúng ta sẽ nghe được tiếng hét của mình vọng lại. Vậy tại sao chúng ta lại nghe được tiếng mình vọng lại? Những nơi nào chúng ta có thể nghe được tiếng vang vọng lại như thế?

Để giải đáp những thắc mắc này mời các bạn theo dõi bài viết về âm phản xạ là gì để biết được khi nào có âm phản xạ tức là chúng ta nghe được tiếng vang vọng lại.

 Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì?

 Âm phản xạ là gì? Khi nào có âm phản xạ?
Âm phản xạ là gì? Khi nào có âm phản xạ?

Âm phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền đến bề mặt tiếp xúc của 2 môi trường bị đổi hướng và quay trở lại môi trường mà nó đã đến. Hay nói đơn giản hơn, âm phản xạ chính là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.

Tiếng vang là gì? Tiếng vang hay còn gọi là phản âm hoặc hồi thanh chính là phản xạ của âm thanh (âm phản xạ) tới người nghe với sự chậm trễ sau âm thanh trực tiếp ít nhất là 115 giây. Và sự chậm trễ này thường sẽ tỷ lệ thuận với khoảng cách của bề mặt phản chiếu từ nguồn và người nghe.

Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém

Vật phản xạ âm tốt

Vật phản xạ âm thanh tốt là những vật được cấu tạo từ những chất liệu cứng và có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm thanh tốt tuy nhiên hấp thụ âm thanh lại kém.

Ví dụ về vật phản xạ âm tốt điển hình như: mặt đá hoa, mặt gương, tường gạch hay tấm kim loại,….

 Ví dụ về vật phản xạ âm thanh tốt.
Ví dụ về vật phản xạ âm thanh tốt.

Vật phản xạ âm kém

Vật phản xạ âm thanh kém là những vật được cấu tạo từ những chất liệu mềm, xốp và phần bề mặt thì gồ ghề thì phản xạ âm kém.

Ví dụ về vật phản xạ âm thanh kém điển hình như: rèm nhung, vải dạ, tường xù xì, tấm cao su hay ghế đệm mút,….

Ví dụ về vật phản xạ âm thanh kém.
Ví dụ về vật phản xạ âm thanh kém.

 Âm phản xạ có lợi hay có hại?

Âm phản xạ vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại. Cụ thể:

  • Ví dụ về âm phản xạ có lợi như: âm phản xạ dùng xác định độ sâu của biển, máy bắn tốc độ ứng dụng từ việc đo bước sóng của sóng phản xạ rồi áp dụng hiệu ứng Doffler, âm phản xạ nghe âm to và rõ hơn,….
  • Ví dụ về âm phản xạ có hại: gây ô nhiễm tiếng ồn, đau nhức tai, đặc biệt trong nhà hát nếu âm phản xạ không bị khử thì sẽ khiến chúng ta không nghe nhạc được.

Một số ứng dụng thực tế của âm phản xạ

Một điều bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng những kiến thức vật lý mà chúng ta đã và đang học đều có thể áp dụng được vào đời sống hàng ngày. Vậy hiện tượng phản xạ âm có được ứng dụng vào thực tế không? Mời bạn cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu những ví dụ dưới đây.

  • Trong các bệnh viện, xung quanh khuôn viên thường trồng rất nhiều cây xanh. Lý do là bởi cây xanh sẽ phản xạ lại âm từ xe cộ và tiếng ồn giúp cho bệnh viện được yên tĩnh và không bị ô nhiễm.
  • Các chuyên gia đã xác định được độ sâu của biển nhờ vào sóng siêu âm phát ra và nhận lại được sóng phản xạ lại. Qua đó, họ có thể tính được độ sâu thật của đáy biển.
Hình ảnh minh họa các chuyên gia đã đo được độ sâu của đáy biển nhờ vào sóng siêu âm.
Hình ảnh minh họa các chuyên gia đã đo được độ sâu của đáy biển nhờ vào sóng siêu âm.
  • Cũng giống như loài dơi, cá heo có khả năng phát ra sóng siêu âm và sau đó chúng cảm nhận sóng dội lại để có thể cảm nhận được địa thế xung quanh và nghe thấy tiếng của đồng loại, phát hiện ra con mồi.

    Hình ảnh minh họa loài cá heo phát ra được sóng siêu âm.
    Loài cá heo phát ra được sóng siêu âm.
  • Ngoài ra, kỹ thuật siêu âm trong y học được dùng để kiểm tra tình trạng cơ thể.
Cách sử dụng sóng siêu âm để siêu âm bụng cho bệnh nhân.
Cách sử dụng sóng siêu âm để siêu âm bụng cho bệnh nhân.

Phân biệt giữa âm phản xạ và tiếng vang

Giống nhau:

Giữa âm phản xạ và tiếng mang mang đặc điểm giống nhau là: Cả 2 đều là các âm thanh khi gặp vật chắn phản xạ lại tới âm thanh thực tế.

Khác nhau:

Âm phản xạ Tiếng vang
Đối với người quan sát Có thể sẽ nghe được hoặc không nghe được Nghe được
Thời gian âm thanh đến được tai người nghe sau âm trực tiếp (T) T>0 T lớn hơn hoặc bằng 1/15 giây

Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới âm phản xạ

Câu 1: Vật nào dưới đây là vật phản xạ âm tốt?

  1. Tấm gỗ
  2. Miếng xốp
  3. Đệm cao su
  4. Mặt gương

=> Đáp án: D

Câu 2: Khi nào có âm phản xạ? Tai ta nghe được khi nào?

  1. Khi âm phát ra tới tai ta sau âm phản xạ
  2. Khi âm phát ra đến ta ta trước âm phản xạ
  3. Khi âm phát ra tới tai ta gần như cùng một lúc với âm phản xạ
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

=> Đáp án: B

Câu 3: Nhóm những vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt?

  1. Bê tông, sắt, bông
  2. Gỗ, vải, thép
  3. Vải, dạ, nhung
  4. Sắt, thép, đá

=> Đáp án: C

Câu 4: Lựa chọn kết luận đúng:

  1. Vật phản xạ âm kém gồm các vật có bề mặt nhẵn và cứng
  2. Vật phản xạ âm tốt gồm các vật có bề mặt sần sùi và gồ ghề.
  3. Vật phản xạ âm kém gồm các vật mềm và không nhẵn
  4. Vật phản xạ âm tốt gồm các vật có kích thước lớn

=> Đáp án:C

Câu 5: Người ta phải thiết kế phòng có kích thước như thế nào để tránh được hiện tượng tiếng vang?

  1. < 11,5m
  2. > 11,5m
  3. < 11,35m
  4. > 11,35m

=> Đáp án: C

Lời Kết

Hy vọng rằng với những kiến thức tổng hợp về chủ đề âm phản xạ là gì mayruaxegiadinh.com.vn đã chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phần lý thuyết vaath lý này. Theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *