Xe cơ giới là gì? Điều khiển xe cơ giới cần chú ý những gì?

Xe cơ giới là gì? Điều khiển xe cơ giới cần chú ý những gì?
Đánh giá bài viết

Xe cơ giới là thuật ngữ thường gặp trong các bộ luật giao thông. Tuy nhiên, không mấy ai hiểu được xe cơ giới là gì và những quy định liên quan đến loại xe này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thuật ngữ xe cơ giới trong bài viết dưới đây.

Khái niệm xe cơ giới là xe gì?

Xe cơ giới tiếng Anh tạm dịch là motor vehicle. Khái niệm xe cơ giới được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau. Xe cơ giới là toàn bộ các loại xe sử dụng động cơ và tiêu tốn nhiên liệu. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, xe cơ giới là tất cả các phương tiện giao thông có sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu, điện.

Xe cơ giới chuyên dùng là gì? Các loại xe máy, ô tô chuyên dùng thông thường đều được gọi chung là xe cơ giới chuyên dùng.

Phần lớn phương tiện giao thông đều là xe cơ giới
Phần lớn phương tiện giao thông đều là xe cơ giới

Xe cơ giới gồm những loại xe nào?

Xe cơ giới bao gồm tất cả các loại xe ô tô, các loại xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc do xe ô tô kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô 3 bánh; xe gắn máy (trong đó có cả xe máy điện) và các loại xe tương tự dùng để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Thậm chí, bao gồm cả tàu điện bánh lốp (loại tàu chạy bằng điện nhưng không chạy trên đường ray).

Giờ bạn đã hiểu rõ, xe cơ giới là những loại xe nào rồi đúng không? Ngoại trừ xe đạp, xe đẩy, xe lăn thì tất cả các phương tiện vận tải lưu thông trên đường hiện nay đều là xe cơ giới.

Điều khiển xe cơ giới cần chú ý những gì?

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng xe cơ giới nhiều nhất trên thế giới. Điều đó kéo theo tình trạng tắc đường đặc biệt trong giờ cao điểm, tai nạn giao thông và các tranh chấp có liên quan khi tham gia giao thông trên đường. Chính vì vậy, mọi người cần tuân thủ các quy định về luật giao thông đường bộ cũng như một số lưu ý khi xử lý tình huống trên đường.

Cần tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
Cần tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
  • Nghiêm túc chấp hành các luật lệ và quy định về an toàn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
  • Có ý thức khi tham gia giao thông: không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, không vượt đèn đỏ, uống rượu bia thì không lái xe… để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người điều khiển phương tiện khác.
  • Luôn tuân thủ các quy định về an toàn như: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, thẻ bảo hiểm cho ô tô, xe máy,…
  • Người điều khiển xe cơ giới phải tuân thủ các quy định về tốc độ và phải giữ khoảng cách an toàn đối với các xe đang lưu thông trên đường. Ở những nơi có biển báo cự ly giữa hai xe, bạn phải giữ khoảng cách tối thiểu theo quy định.
  • Luôn chú ý quan sát để xử lý tình huống: khi điều khiển xe cơ giới, bạn cần phải chú ý quan sát các biển cảnh báo, biển chỉ dẫn để di chuyển theo đúng làn đường quy định.
  • Trên các làn đường hỗn hợp có nhiều loại xe cơ giới, bạn cần tập trung theo dõi tín hiệu xi nhan của các phương tiện khác, để tránh xảy ra va chạm. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại như nghe, gọi, nhắn tin, lướt mạng khi đang lái xe. Trong các trường hợp khẩn cấp, bạn nên lái xe tạt vào lề đường để xử lý.
  • Tránh đi vào điểm mù của xe tải, xe container: Xe tải, xe container có kích thước lớn, thân xe dài nên người lái khó bao quát được toàn bộ tầm nhìn và tình trạng giao thông trên các đoạn đường hỗn hợp, đông xe. Các loại xe cơ giới nhỏ như ô tô, xe máy cần chú ý duy trì khoảng cách an toàn và chủ động di chuyển khỏi điểm mù, tránh xảy ra va chạm đáng tiếc với các loại xe này.
  • Khoảng cách an toàn giữa các loại xe cơ giới khi tham gia giao thông trong điều kiện thời tiết bình thường: giữ khoảng cách 30m khi đi với tốc độ 60 km/h; 50m đối với tốc độ 60-80 km/h; 70m đối với tốc độ 80-100 km/h, 90m đối với tốc độ 100-120 km/h. Trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa gió, sương mù, tầm nhìn hạn chế, người lái cần gia tăng khoảng cách với các phương tiện di chuyển phía trước.
Biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe
Biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe
  • Các loại xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự, không được đi vượt quá tốc độ 30km/h khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông khác.
  • Người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các quy định về làn đường, phần đường, biển báo, biển chỉ dẫn trong luật giao thông. Làn xe cơ giới là gì thì đi ở đúng làn đó. Chỉ được phép chuyển làn đường tại vị trí cho phép, không được tự ý chuyển làn bất ngờ. Trước khi chuyển làn đường phải bật đèn xi nhan và còi để báo hiệu cho những phương tiện đang cùng di chuyển.
  • Trên đường một chiều có vạch kẻ và các biển chỉ dẫn phân làn đường thì xe thô sơ di chuyển trên làn đường bên phải, phía trong cùng. Sau đó đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Các phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải làn đường.
Xe chạy đúng làn đường quy định
Xe chạy đúng làn đường quy định

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu các quy định về vạch kẻ đường để đi đúng làn đường quy định. Thông thường, ta sẽ có hai loại vạch kẻ đường:

  • Vạch đứt khúc trắng: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc, có tác dụng phân chia làn đường. Nếu bạn quan sát thấy vạch ở đầu đường thì có nghĩa là các phương tiện giao thông cần chạy đúng tuyến đường.
  • Vạch liền trắng: Đây là vạch kẻ dọc dùng để phân chia làn xe có động cơ và xe không có động cơ, hoặc để quy định giới hạn làn đường dành riêng cho xe chạy. Nếu vạch này xuất hiện ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc dừng.

Tốc độ quy định đối với xe cơ giới

Bất cứ phương tiện xe cơ giới nào khi tham gia giao thông cũng cần tuân thủ đúng quy định về giới hạn tốc độ. Bạn cần nắm chắc các quy định này để tránh bị phạt lỗi chạy quá tốc độ, gây nguy hiểm cho bạn và những người tham gia giao thông xung quanh.

Quy định về tốc độ của xe cơ giới
Quy định về tốc độ của xe cơ giới

Thông tư của Bộ Giao thông Vận tải ngày 17/7/2009 đã quy định về tốc độ quy định đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ trong và ngoài khu vực đông dân cư như sau:

Loại xe cơ giới Tốc độ tối đa (km/h)
Khu vực đông dân cư Ngoài khu vực đông dân cư
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn 50 80
Ô tô tải có trọng tải từ 3.5 tấn trở lên    40 70
Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô 40 60
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy    50

Trên đây là tổng hợp thông tin khái quát về các loại xe cơ giới. Hiện nay, thị trường mua bán xe cơ giới TPHCM, Hà Nội và các tỉnh thành lớn rất sôi động. Bạn có thể dễ dàng mua xe cơ giới cũ trên các trang web online hoặc các đơn vị lâu năm trong ngành. Tuy nhiên, bạn cần chú ý kiểm tra kỹ các loại giấy tờ xe, tình trạng của xe và lái thử trước khi mua để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cũng như quy định của pháp luật.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *