Thành phần biệt lập là gì? Có những loại nào? Cho ví dụ

Thành phần biệt lập là gì? Có những loại nào? Cho ví dụ
Đánh giá bài viết

Một câu văn bên cạnh cụm chủ vị còn có các thành phần khác, tuy không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa của câu văn nhưng nó có tác dụng giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về nội dung bạn muốn truyền tải, thành phần biệt lập chính là một thành phần như vậy. Vậy thành phần biệt lập là gì? Có những loại nào? Hãy cùng mayruaxegiadinh theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về các thành phần biệt lập

Thành lập biệt lập là gì? 

Thành phần biệt lập là gì? Thành phần biệt lập là một thành phần trong câu, các thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nội dung, ý nghĩa của câu thì gọi là thành phần biệt lập trong câu.

Tìm hiểu các thành phần biệt lập là gì?
Tìm hiểu các thành phần biệt lập là gì?

Thành phần biệt lập nằm hoàn toàn tách biệt để chỉ ý riêng nhưng không phải là thừa. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa phần chúng ta đều rất hay sử dụng câu có các thành phần biệt lập.

Thành phần biệt lập góp phần làm cho câu văn, câu nói trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, đồng thời diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng, cụ thể và gây được chú ý với người nghe.

Ví dụ về thành phần biệt lập

  • Ôi chao! Bác hôm nay trông phấn khởi quá nhỉ?

“Ôi chao” chỉ là thành phần biệt lập thể hiện cảm xúc của người nói, không hề tham gia vào việc diễn đạt nghĩa trong câu.

  • Hà ơi, chúng ta tạm dừng ở con đường phía trước nhé!

“ơi” chỉ là cách gọi ai đó, không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.

Thành phần biệt lập được chia thành mấy loại?

Có bao nhiêu thành phần biệt, là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi được học về nó. Chúng ta có thể phân chia các thành phần biệt lập thành nhiều loại khác nhau như sau:

Những loại thành phần biệt lập
Những loại thành phần biệt lập

Thành phần tình thái

Thành phần biệt lập tình thái là thành phần được dùng trong câu để thể hiện cách nhìn nhận của người về các sự việc nói được nhắc tới trong câu.Vị trí thường linh hoạt trong câu, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.

Các từ thường thể hiện trong thành phần tình thái nhưng biểu lộ sự tin cậy thấp của người nói đối với sự việc là các từ sau: dường như, hình như, có vẻ như,…

Các từ tình thái thể hiện sự tin cậy cao bao gồm: chắc chắn, chắn hẳn, chắc là…

Ví dụ về thành phần tình thái:

  • Hôm nay, cậu mặc cái váy này cũng đẹp đấy.

“cũng” thể hiện một thái độ bình thường khi nhìn nhận về chiếc áo.

  • Chắc chắn hôm nay trời sẽ nắng to đấy.

“Chắc chắn” thể hiện một dự đoán về khả năng sự việc sẽ tin tưởng xảy ra trong tương lai ở mức rất cao (90% là trời sẽ nắng)

  • Có lẽ vì khổ tâm quá đến nỗi không thể khóc được nên anh phải cười vậy thôi.

“Có lẽ” là thành phần biệt lập tình thái từ thể hiện mức độ tin cậy vào sự việc xảy ra thấp hơn so với “chắc chắn”.

Nếu không có các từ ngữ tình thái trên, nghĩa của câu vẫn không hề thay đổi mà chỉ có thêm chức năng biểu đạt cách nhìn nhận người nói về sự việc được nhắc tới trong câu.

Thành phần cảm thán

Thành phần biệt lập cảm thán nghĩa là gì? Thành phần cảm thán là thành phần biệt lập được sử dụng trong câu dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói đối với sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu.

Tâm lý của người nói có thể là vui, buồn, tức giận hay ngạc nhiên, sốc…Nó thường xuất hiện ở vị trí đầu câu.

Ví dụ về thành phần cảm thán:

  • Chao ôi! Con mèo nhà bác đẹp làm sao?

“Chao ôi” là thành phần biệt lập cảm thán bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên của người nói.

  • Chà, con bé đó đã biết nấu ăn cơ đấy!

“Chà” bộc lộ cảm xúc tán dương của người nói.

  • Trời ơi, chỉ còn có năm phút nữa là trễ học.

“Trời ơi” bộc lộ sự ngỡ ngàng, vội vã của chủ thể với sự việc được nhắc tới trong câu.

Thành phần gọi đáp

Thành phần gọi đáp là gì? Thành phần gọi đáp là một thành phần trong câu dùng để gọi đáp, có tác dụng giúp duy trì và tạo lập các mối quan hệ của chủ thể được nhắc tới trong câu. Nó không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa trong câu.

Nếu trong câu xuất hiện các từ như này, dạ, thưa, ơi…Nhưng các từ này không ảnh hưởng đến diễn đạt nghĩa của câu thì đó là thành phần gọi đáp. Lưu ý chúng ta cần phân biệt rõ vai vế, địa vị và mối quan hệ xã hội trước khi sử dụng các thành phần gọi đáp sao cho hợp lý nhất.

Ví dụ về thành phần gọi đáp:

  • Mai ơi, tớ trả cậu quyển sách nhé!

“Ơi” chính là thành phần biệt lập gọi đáp.

  • “Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta chịu nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thì thực dân pháp lại càng lấn tới…”

(Trích trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch nước Hồ Chí Minh)

“Hỡi” chính là thành phần gọi đáp, không hề tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng lại có tác dụng tạo cảm xúc thân thương gần gũi cho câu văn.

“Sài Gòn ơi” là thành phần biệt lập gọi đáp
“Sài Gòn ơi” là thành phần biệt lập gọi đáp

Thành phần phụ chú (ghi chú)

Trong một câu thường có các thành phần được thêm vào để giải thích, liệt kê hoặc bổ sung thêm các thông tin cho sự việc được rõ hơn gọi là thành phần phụ chú trong câu.

Khác với thành phần gọi đáp thường sẽ đứng ở đầu câu, thành phần phụ chú thường sẽ đứng giữa hoặc cuối câu. Thành phần phụ chú có thể là một từ, một câu và thường sẽ đứng sau dấu hai chấm ( : ), dấu gạch ngang ( – ), dấu phẩy ( ,), dấu ngoặc tròn ( ) hoặc đứng giữa hai dấu phẩy.

Ví dụ về thành phần phụ chú:

  • Linh – lớp trưởng lớp 8B, vừa xinh đẹp, hát hay lại học rất giỏi.

“Lớp trưởng lớp 8B” đứng sau dấu gạch ngang, trước một dấu phẩy ( – ,) chính là thành phụ chú trong câu có tác dụng bổ sung thêm thông tin của câu về bạn “Linh” để mọi biết bạn là lớp trưởng 8B.

  • Những ai đã từng được đặt chân tới vùng đất Nam Định đều không thể nào quên được hương vị của món Nem nắm (một đặc sản của Nam Định)

Thành phần phụ chú “Một đặc sản của Nam Định” được đặt trong dấu ngoặc tròn với tác dụng bổ sung thông tin.

  • Khí metan, công thức hóa học CH4, là một hidrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng ankan.

– “Công thức hóa học CH4” là thành phần phụ chú được đứng giữa hai dấu phẩy có tác dụng bổ sung về khí metan có công thức hóa học là CH4.

  • Dãy đồng đẳng Ankan là hidrocacbon no không tạo mạch vòng gồm một số khí: metan, propan, butan, etan, pentan…

Thành phần biệt lập phụ chú đứng sau dấu hai chấm “Metan, pentan, etan, propan,…” có chức năng liệt kê các khí nằm trong dãy đồng đẳng Ankan.

Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập

Nhờ các dấu hiệu nhận biết sau đây có thể dễ dàng xác định và gọi tên các thành phần biệt lập:

  • Thành phần tình thái: nhận biết qua thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc xuất hiện trong câu.
  • Thành phần cảm thán :nhận biết qua sự bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói trong câu.
  • Thành phần phụ chú: bổ sung chi tiết giúp cho nội dung chính được rõ nghĩa và dễ hiểu hơn.
  • Thành phần gọi – đáp: nhận biết được nhờ các mối quan hệ giao tiếp trong câu.

Bài tập ví dụ về thành phần biệt lập

Bài tập 1: Kể tên các thành phần biệt lập có trong các câu sau, không có các thành phần này ý nghĩa của câu có thay đổi hay không?

  1. Tim tôi đã đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn còn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung chính là chiếc kim đồng hồ.

(Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê)

2. Thưa ông chúng cháu đi từ Gia Lâm lên đấy ạ. Đi mất bốn năm hôm mới lên được đến đây, vất vả quá!

(Làng của tác giả Kim Lân)

3. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và thể tôi càng buồn lắm.

Trả lời:

  1. Thành phần tình thái: “dường như” thể hiện cách nhìn nhận của người nói về sự việc ở mức độ tin cậy mức khá thấp.
  2. Thành phần gọi – đáp là thưa ông

    Thành phần cảm thán là vất vả quá!

3. Thành phần phụ chú là tôi nghĩ vậy.

Nếu các thành phần biệt lập trên không có trong câu cũng không làm ảnh hưởng hay thay đổi nghĩa của câu.

Bài tập 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập tình thái trong câu văn dưới đây. Thử thay thế bằng các từ tình thái khác xem mức độ chắc chắn sự việc sẽ thay đổi thế nào? Nhận xét cách dùng các từ tình thái đó của tác giả?

“Anh quay lại nhìn con bé vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm quá đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng)

Trả lời:

– Thành phần tình thái trong câu văn trên chính là từ “có lẽ”.

– Có thể thay thế bằng các từ tình thái khác như: dường như, chắc, chắc hẳn, có vẻ như,…

– Các từ tình thái trên đều hoàn toàn có thể thay thế được từ “có lẽ”, mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Tuy nhiên từ “dường như”, “có vẻ như” sẽ thể hiện mức độ tin cậy thấp hơn còn  “có lẽ”, còn “chắc” và “chắc chắn” sẽ có độ tin cậy cao hơn “có lẽ”

=> Việc tác giả sử dụng từ “có lẽ” là phù hợp nhất vì sự việc được nhắc tới trong câu là việc anh Sáu cười biểu hiện ra là nỗi khổ tâm mà không khóc được chỉ là phỏng đoán chủ quan của tác giả, mức độ tin cậy không thể quá cao nhưng cũng không quá thấp vì trước đó anh Sáu đã bị con gái mình phớt lờ rất nhiều và anh đã rất buồn vì điều đó.

Bài viết trên là những chia sẻ của mayruaxegiadinh về các thành phần biệt lập, hy vọng qua bài viết bạn đã được bổ sung thêm những kiến thức thú vị có ích, trang bị đủ kiến thức về các thành phần biệt lập và nắm được cách sử dụng các thành phần này một cách chính xác và thích hợp nhất trong việc nói và viết. Nếu còn thắc mắc gì về các thành phần biệt lập hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi ở phần bình luận để nhận giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *