Máy rửa xe gia đình

Lương tâm là gì? Người có lương tâm là người như thế nào?

Lương tâm là gì? Người có lương tâm là người như thế nào?
Đánh giá bài viết

Lương tâm là năng lực tự đánh giá, đồng thời điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với những người khác và với xã hội. Bởi vậy mà mỗi khi chúng ta làm bất cứ việc gì đó đều suy nghĩ không thẹn với lòng, làm việc để lương tâm không bị cắn rứt.

Vậy lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái? Người có lương tâm là người như thế nào? Lương tâm có ý nghĩa gì trong cuộc sống của chúng ta?….. Cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Lương tâm là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa và hiểu khác nhau đưa ra về câu hỏi lương tâm là gì? Đây là một vấn đề khá trừu tượng vì vậy để quy định thành định nghĩa chung cho nhân loại thật không hề dễ dàng.

Lương tâm là gì?

Theo quan niệm duy tâm mà Hêghen đã cho rằng: lương tâm chính là sản phẩm của tinh thần khách quan. Ông cũng chính là người đầu tiên đã đặt vấn đề về nội dung khách quan của lương tâm. Cũng theo Hegel thì tiêu chuẩn của lương tâm phụ thuộc vào đạo đức của những xã hội khác nhau và hình thức của nó thì lại phụ thuộc vào những cá nhân khác nhau. Hai cái này có thể là ăn khớp nhưng cũng có thể là mâu thuẫn với nhau.

Theo các nhà duy vật ở thế kỷ 17-18 lại khẳng định rằng lương tâm là một phạm trù đạo đức học và là yếu tố quan trọng trong việc cấu thành đạo đức, chú ý tới vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức. Đặc biệt, Spinoza và Lock còn nhấn mạnh cần phải giáo dục lương tâm. Tuy nhiên, cho tới hiện nay vẫn chưa có một quan niệm nào lý giải đúng bản chất của lương tâm là gì cả.

Theo như cách hiểu hiện nay tại sách giáo khoa Giáo dục công dân có giải thích về lương tâm như sau: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh mọi hành vi đạo đức của bản thân trong những mối quan hệ với người khác và với cả xã hội.

Lương tâm cũng có thể được hiểu là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức và là một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Đặc biệt, lương tâm là ý thức và có sức mạnh bắt buộc.

Chúng ta sẽ cảm thấy bị lương tâm thúc ép trước khi quyết định làm một việc hay một vấn đề nào đó. Đáp lại lương tâm cũng sẽ ra lệnh và chi phối quyết định, hành động của chúng ta. Nếu chúng ta làm trái lại lương tâm và quyết định theo thì bản thân chúng ta luôn sống trong trạng thái cảm thấy ăn năn hoặc lo sợ.

Lương tâm mang tính tự giác của con người.

Lương tâm còn được hiểu là năng lực mang tính tự giác của con người, nghĩa là con người tự giám sát bản thân và tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức cần hoàn thành, tự đánh giá về hành vi của chính mình. Rộng hơn nữa, lương tâm được xác định là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội và được coi như là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bản thân.

Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?

Lương tâm tồn tại ở 2 trạng thái gồm: thanh thản và cắn rứt. Và dù ở trạng thái nào thì lương tâm cũng có ý nghĩa đối với cá nhân, cụ thể như sau:

Lương tâm thanh thản và Lương tâm cắn rứt.

Chẳng hạn như nhặt được của rơi mà mình lại lấy và không trả cho người đã đánh mấy thì bản thân luôn cảm thấy lo lắng bị họ phát hiện và đòi lại trách móc mình, lương tâm khi đó không được yên.

Vai trò, ý nghĩa của lương tâm trong cuộc sống chúng ta

 Vai trò của lương tâm là gì?

Lương tâm có vị trí vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt ở đạo đức con người. Nó chi phối mọi hành động cũng như quyết định hành động con người làm việc tốt, việc thiện. Ngoài ra, lương tâm còn tạo động lực thúc đẩy chủ thể làm điều thiện và làm tròn nghĩa của của bản thân, dũng cảm tự thú mọi sai lầm và kiên quyết để sửa chữa những sai lầm ấy.

Lương tâm sẽ trừng phạt con người nếu xuất hiện ý nghĩ, đặc biệt thể hiện quan hành vi ác bởi khi đó con người sẽ luôn cảm thấy cắn rứt lương tâm và làm việc gì cũng không yên.

Lương tâm còn là hạt nhân đạo đức của nhân cách. Một người có lương tâm đẹp đồng nghĩa với việc tạo ra nhân cách tốt và ứng xử chân thành, tử tế với mọi người. Và lương tâm cũng giúp cuộc sống con người được ổn định, yên bình và hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Lương tâm còn là hạt nhân đạo đức của nhân cách

Lương tâm có ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta?

Lương tâm là ngọn nguồn bên trong của hạnh phúc, trong sạch và làm cho ta ý thức được nhân phẩm của bản thân và cảm thấy được sự khoan khoái của tâm hồn. Còn vô lương tâm lại là nguồn của sự bất hạnh. Theo đó, lương tâm là điều kiện của hạnh phúc, vừa theo chiều khẳng định lại vừa theo chiều phủ định.

Với chức năng tự đánh giá nên lương tâm là một động lực có khả năng thúc đẩy chủ thể làm điều thiện, làm tròn nghĩa vụ của bản thân, dũng cảm tự thú sai lầm và kiên quyết để sửa chữa những sai lầm đó. Do đó, lương tâm là động cơ của mọi điều thiện.

Ngoài ra, lương tâm còn giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa những điều ác, đặc biệt biết cảm thông, chia sẻ hơn là đố kỵ, thù ghét; biết phân biệt đúng – sai, phải – trái và biết nhường nhịn hơn là ganh đua. Lương tâm bản chất là mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác.

Người có lương tâm là người như thế nào?

Lương tâm trên thực tế vừa được hình thành tốt (hình thành bởi giáo dục và kinh nghiệm) lại vừa được thông báo đầy đủ (nhận thức về những bằng chứng, sự kiện,….) cho phép chúng ta có thể hiểu biết được về bản thân cũng như thế giới của chúng ta và hành động phù hợp.

Khi nhận nhận lương tâm theo cách này là điều quan trọng bởi nó dạy cho chúng ta về đạo đức không phải là bẩm sinh. Chúng ta củng cố sức mạnh đạo đức của bản thân bằng cách liên tục làm việc để hiểu môi trường xung quanh.

Vậy người có lương tâm là người như thế nào? Là người sẽ tự tin vào bản thân hơn, đặc biệt phát huy được tính tích cực trong hành vi của bản thân góp phần phát triển xã hội.

Người có lương tâm sẽ biết tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội và biết ăn năn, sửa chữa những lỗi lầm của mình. Từ đó, họ biết sống vì người khác và luôn giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp phải những khó khăn mà không cần bất cứ một điều kiện trao đổi nào cả.

 

Người có lương tâm là người có trái tim nhân hậu

Họ là những người tốt đẹp, trong sáng và biết trân trọng mọi thứ ở xung quanh mình. Vì vậy mà những người có lương tâm luôn được mọi người tôn trọng và yêu quý và nhất định họ sẽ có được tình yêu cuộc sống, cảm nhận được hạnh phúc.

Lương tâm trở thành một phần không thể thiếu trong nhân cách của bạn với vai trò giúp bạn xác định giữa đúng và sai để từ đó ngăn chặn bạn thực hiện hành động theo những thúc giục cũng như mong muốn cơ bản nhất của bạn. Lương tâm sẽ là điều khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi mỗi khi làm điều gì xấu và nó sẽ tốt khi bạn làm những điều gì đó tử tế.

Lương tâm là nền tảng đạo đức giúp hướng dẫn hành vi vì xã hội, hành vi giúp đỡ người khác và dẫn bạn tới hành vi theo những cách được xã hội chấp nhận, thậm chí là vị tha.

Theo lý thuyết của Freud, lương tâm là một phần của siêu thế chứa thông tin về những gì bị cha mẹ và cả xã hội coi là xấu hoặc tiêu cực. Là tất cả những giá trị mà chúng ta đã học được và tiếp thu từ quá trình nuôi dưỡng bản thân. Lương tâm xuất hiện theo thời gian dựa vào việc bạn tiếp nhận thông tin về những gì được người chăm sóc hay đồng nghiệp và cả nền văn hóa nơi bạn sống cho là đúng hay sai.

Một cách để trẻ có thể phát triển được ý thức về đạo đức chính là thông qua những quy tắc của người đã và đang chăm sóc chúng. Chẳng hạn như cha mẹ đặt ra một quy tắc thì một đứa trẻ có thể học được cảm giác đúng sai về chủ đề đó.

Một số nghiên cứu cũng đã xem xét về những yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng tới cách lương tâm phát triển có bao gồm bản chất của mối quan hệ cha mẹ – con cái, phong cách. Đó là kỷ luật của cha mẹ và tính khí của trẻ, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để có thể đưa ra được kết luận chính xác hơn.

Cách để rèn luyện lương tâm là gì?

Trên thực tế, lương tâm của mỗi chúng ta luôn tồn tại ở một trong hai trạng thái gồm: thanh thản và cắn rứt. Tuy nhiên dù là ở trạng thái nào, thanh thản hay cắn rứt thì nó sẽ phần nào đó mang lại những ý nghĩa tích cực riêng đối với mỗi cá nhân đó.

Một trong những hoạt động rèn luyện tư tưởng và đạo đức tiến bộ một cách thường xuyên sẽ giúp cá nhân dễ dàng để trở thành người như thế. Một người được xem là có lương tâm tốt sẽ thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ một cách chuẩn chỉnh nhất đối với gia đình, xã hội và đất nước.

Cần phải rèn luyện lương tâm một cách thường xuyên.

Dưới đây là một số cách rèn luyện lương tâm mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân như sau:

–    Một chủ thể có những năng lực tự đánh giá cũng như điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân với mọi người xung quanh trong cùng một mối quan hệ. Bởi vậy, một người được nhận định là có lương tâm thì cần có những biểu hiện cụ thể gồm:

–    Một chủ thể muốn có được chuẩn mực và nhận định được đúng sai, thiện ác của lương tâm bản thân, xuất phát từ chính mình thì không thể nào thiếu được các quy định chung về đạo lý mà người đó cần được trau dồi. Vì vậy, một cá nhân cần được cung cấp một hệ thống đạo lý cũng như các tiêu chuẩn hành động luân lý.

Lời Kết

Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh và nó luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động. Bởi vậy, chúng ta có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ bản chất lương tâm là gì cũng như biểu hiện, ý nghĩa của lương tâm đối với cuộc sống và cách để rèn luyện một lương tâm tốt. Theo dõi mayruaxegiadinh.com.vn để cập nhật những kiến thức bổ ích mỗi ngày bạn nhé!