Hoa Bỉ Ngạn là gì? Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn.

Hoa Bỉ Ngạn là gì? Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn.
Đánh giá bài viết

Hoa Bỉ Ngạn là loài hoa đặc biệt, có hoa sẽ chẳng có lá, có lá sẽ chẳng hoa có dù mọc trên cùng một thân cây. Loài hoa này thường được nhắc đến ý nghĩa chia ly sầu thảm. Vậy hoa Bỉ Ngạn là gì? Hoa Bỉ Ngạn có thật hay không? Hoa Bỉ Ngạn có truyền thuyết và ý nghĩa đặc biệt gì? Hãy cùng mayruaxegiadinh khám phá ngay về loài hoa này nhé!

Giới thiệu chung về Hoa Bỉ Ngạn.

Hoa Bỉ Ngạn là gì?

Hoa Bỉ Ngạn có tên gọi khoa học là Lycoris Radiata, bên cạnh đó thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như hoa Mạn Châu Sa Hoa, Long Trảo Hoa, Hồng hoa Thạch Toán,….

Hoa Bỉ Ngạn được cho là tìm thấy đầu tiên ở Trung Quốc. Loài hoa này cũng cũng được tìm thấy ở Nhật Bản. Loài hoa này xuất hiện ở Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 1854. Đó là thời điểm Hoa Kỳ mở cửa thương mại với Nhật Bản. Thuyền trưởng William Roberts trong một lần đến Nhật Bản đã mang theo loài hoa này trở lại Hoa Kỳ.

Hoa Bỉ Ngạn là gì?
Hoa Bỉ Ngạn là gì?

Những tên gọi khác của loài hoa Bỉ Ngạn.

Hoa Bỉ Ngạn vốn có tên khoa học là Lycoris Radiata. Hoa Bỉ Ngạn tiếng Anh là Red spider lily, Cluster Amaryllis, Shorttube Lycoris.

Tên tiếng Trung của hoa Bỉ Ngạn: Mạn châu sa hoa. Bỉ Ngạn hoa, Vong xuyên hoa, Hoa địa ngục, Hồng hoa thạch toán, Vô nghĩa thảo, Thạch toán, Long trảo hoa, U linh hoa, San u độc.

Trong tiếng Nhật có tên là Jigoku Bana, Higanbana, Tengai Bana, Shibito Bana, Kamisori Bana, Mạnushage.

Đặc điểm của loài hoa Bỉ Ngạn là gì?

Hoa Bỉ Ngạn là loại cây thân thảo lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 40 đến 100cm và thường mọc san sát nhau. Hoa Bỉ Ngạn không chịu được nhiệt độ cao, nhưng lại thích hợp sống trong một môi trường ấm áp và khi nhiệt độ tăng quá cao thì cây hoa rất dễ chết.

Hoa Bỉ Ngạn nở vào mùa nào? Hoa Bỉ Ngạn thường nở hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, lúc này cây sẽ bật thẳng lên khỏi mặt đất thành 5 – 7 cành hoa và mỗi cành hoa dài khoảng 60 cm.

Rừng hoa Bỉ Ngạn Đỏ.
Rừng hoa Bỉ Ngạn Đỏ.

Hoa Bỉ Ngạn có bông tương đối nhỏ, có màu đỏ tươi, tạo thành từng chùm xếp vào nhau trông rất đẹp mắt. Hoa Bỉ Ngạn có các loại bao gồm hoa Bỉ Ngạn Đỏ, hoa Bỉ Ngạn trắng, hoa Bỉ Ngạn vàng nhưng trong đó hoa Bỉ Ngạn đỏ là loại hoa phổ biến nhất có màu sắc nổi bật và rực rỡ nhất.

Lá Bỉ Ngạn có hình dáng thon và hẹp, gần giống với lá tỏi. Hoa Bỉ Ngạn có đặc điểm khi có lá sẽ không có hoa và ngược lại có hoa sẽ không có lá mặc dù chung một rễ nhưng không bao giờ gặp được nhau. Đây cũng là đặc điểm khiến cho nó thường bị gắn với ý nghĩa biệt ly, buồn thảm.

Loài hoa Bỉ Ngạn có độc tố không?

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người yêu thích loài hoa này. Củ của cây hoa Bỉ Ngạn có vị đắng và có độc bởi trong củ có chứa chất Lycorine, đây là chất độc gây tổn hại đến dây thần kinh. Nếu ăn nhầm củ của Bỉ Ngạn có thể dẫn đến ngộ độc, nôn mửa, làm tê liệt hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong mà không rõ lý do.

Hoa Bỉ Ngạn cũng chứa loại chiết xuất nước gây ức chế sự phát triển của nhiều loài cây mọc xung quanh. Bởi vậy, nơi hoa Bỉ Ngạn mọc sẽ không có bất kỳ sự xuất hiện của các loài cỏ dại hay của các loài cây khác.

Hoa Bỉ Ngạn vàng.
Hoa Bỉ Ngạn vàng.

Truyền thuyết hoa Bỉ Ngạn.

Hoa Bỉ Ngạn có mặt ở nhiều nước trên thế giới và ở mỗi một quốc gia, mỗi một nền văn hóa sẽ có cách lý giải sự ra đời của hoa Bỉ Ngạn khác nhau. Dưới đây là hai truyền thuyết phổ biến nhất về loài hoa này.

Truyền thuyết đầu tiên về hoa Bỉ Ngạn đỏ.

Theo truyền thuyết kể lại rằng có một loài hoa rất đặc biệt mang một cái tên rất độc đáo Hoa Bỉ Ngạn. Được bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, người còn lại tên là Sa Hoa.

Hai người họ đã cùng canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ vẫn chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương. Bởi vì lúc hoa nở sẽ không nhìn thấy lá, khi có lá hoa sẽ không nở. Giữa hoa và lá, cuối cùng suốt mấy nghìn năm cũng không thể gặp nhau.

Thế nhưng, bọn họ lại điên cuồng nhung nhớ đối phương và bị nỗi đau này dằn vặt hành hạ sâu sắc. Cuối cùng đến một ngày, bọn họ quyết định làm lại trái quy định của Thần, lén lút gặp nhau một lần.

Sự tích ra đời của hoa Bỉ Ngạn đỏ.
Sự tích ra đời của hoa Bỉ Ngạn đỏ.

Khi Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đày vào kiếp luân hồi và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở lại nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ.

Kể từ đó về sau, hoa Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường xuống Hoàng Tuyền, hoa có hình dáng giống như những cánh tay hướng về thiên đình để cầu khẩn, mỗi lần Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường xuống Hoàng Tuyền ngửi thấy hương thơm của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, nhớ đến đối phương sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào kiếp luân hồi.

Từ đó, người ta tin rằng bên bờ Hoàng Tuyền, dưới chân cầu Nại Hà, cây hoa Bỉ Ngạn nở đỏ rực bên bờ, yêu dị diễm lệ vô cùng, cứ sinh sôi, dẫn đường cho các cặp tình nhân bị chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán giận quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận đã chú định. Đây cũng là sự tích về cái tên Mạn Châu Sa Hoa, cũng như loài hoa Bỉ Ngạn hoa nở sẽ không có lá, có lá sẽ không thấy hoa.

Truyền thuyết thứ hai về hoa Bỉ Ngạn đỏ.

Hàng ngàn năm về trước, trên thiên giới có một cặp tình nhân vô cùng yêu nhau, thắm thiết. Chàng trai vốn là một võ tướng tên Hoa, cô gái lại là công chúa tên gọi Châu Nhi. Vốn hai người đã định xin Thiên đế ban hôn ước, nhưng không may lúc đó xảy ra loạn lạc, Hoa tướng đành phải gác tư tình cá nhân sang một bên, lên đường cầm quân đánh giặc.

Khi thắng trận trở về, chàng biết tin Thiên đế muốn đem gả công chúa Châu Nhi cho Tiên tôn để kết tình hữu nghị. Hoa bèn vào cung thỉnh cầu, muốn ngăn cản hôn sự này ngờ đâu Thiên đế nghe xong thì nổi trận lôi đình, ra lệnh giam chàng vào ngục.

Châu Nhi biết tin lén vào thăm Hoa, hai người bàn kế vượt ngục chạy trốn. Hoa vốn là Thiên tướng, pháp thuật tinh thông, rốt cục đã vượt ngục thành công, dẫn theo công chúa Châu Nhi chạy trốn.

Hoa Bỉ Ngạn tượng trưng cho điều gì?
Hoa Bỉ Ngạn tượng trưng cho điều gì?

Thiên đế khi biết chuyện, giận dữ phái thiên binh, thiên tướng đuổi giết. Hoa và Châu Nhi lâm vào bước đường cùng, tiến lui đều không có lối. Giữa lúc tuyệt vọng nhất, hai người vì muốn được trọn đời bên nhau không chia cắt, Hoa đã thi triển bí thuật, tự biến hai người thành một loài hoa. Châu Nhi hóa thành nụ hoa trắng trong tinh khiết, Hoa biến thành tán lá xanh dịu dàng ôm lấy nụ hoa. Đám thiên binh thiên tướng đuổi giết đến nơi thấy thế ngỡ ngàng, bèn đặt tên loài hoa trắng này là Mạn Châu Sa Hoa.

Mọi việc tửng chừng như thế là kết thúc, nhưng nào ngờ Thiên đế lòng dạ hẹp hòi, quyết khiến đôi tình nhân vĩnh viễn phân ly, bèn ban chú cho loài hoa này một lời nguyền vô cùng độc ác: ”Mạn Châu Sa Hoa, hoa ngàn năm nở, ngàn năm rụng, lá ngàn năm sinh ra, ngàn năm chết đi. Hoa và lá vĩnh viễn không thể gần nhau, dù cùng sống trên một thân cây.”

Thời gian cứ thế mà trôi qua đến cả ngàn vạn năm sau, lời nguyền đó cũng trở nên yếu dần trước ái tình đằm thắm khăng khít của hai người. Cuối cùng một ngày hoa lá cùng bung nở trên thân cây, đôi tình nhân chung thủy sắt son lại vẫn có thể tương kiến, gặp lại nhau giữa con sông dài thời gian chia lìa sinh tử.

Ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn trắng.
Ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn trắng.

Thế nhưng dù lời nguyền cũng bị thời gian bào mòn, vậy mà lòng dạ hẹp hòi của Thiên đế vẫn không cảm động trước tình cảm của đôi tình nhân. Sau khi y biết được Mạn Châu Sa Hoa cùng bừng nở, liền sai binh tướng bắt về.

Mạn Châu Sa Hoa sau khi cùng nở cùng sinh, pháp lực đã khôi phục, vội vàng chạy trốn. Trời đất bao la nhưng vẫn không có chốn dung thân, Mạn Châu Sa Hoa cuối cùng đành phải trốn xuống địa ngục.

Thiên binh thiên tướng vẫn đuổi sát không tha. Chính thái độ hống hách tàn ác của chúng đã khiến cho người ở Ma vực sinh lòng oán ghét, lại thêm câu chuyện tình cảm động của Mạn Châu Sa Hoa càng khiến họ nổi lòng thương tâm, cuối cùng người Ma vực đứng ra bảo vệ cho Mạn Châu Sa Hoa, dẫn đến một chiến trường Thần Ma đại chiến.

Trong khi hai bên chiến đấu, máu tươi của các binh sĩ hai bên chảy tràn mặt đất, không ngờ bị hút hết vào cây Mạn Châu Sa Hoa. Máu tươi nhiều đến nỗi đã nhuộm đỏ nụ hoa vốn trắng trong tinh khiết cũng trở thành màu đỏ tươi như máu, yêu dị và diễm lệ vô cùng.

Hình xăm hoa Bỉ Ngạn hay Mạn Châu Sa Hoa.
Hình xăm hoa Bỉ Ngạn hay Mạn Châu Sa Hoa.

Cả Mạn Châu Sa Hoa đều hay biết chuyện gì xảy ra, đột nhiên huyết quang từ cây hoa xông vọt lên tận trời, tất cả binh sĩ hai bên đang chiến đấu tất thảy đều bị biến thành tro bụi.

Biến cố đột ngột này đã oanh động cả tam giới, Thiên đế, Ma vương, Quỷ vương, Tiên tôn phải đích thân đến xem xét. Thiên đế vẫn không cam lòng, quyết bắt bằng được Mạn Châu Sa Hoa trở về, bất quá thông qua Thiên nhãn kính cả 4 người bọn họ đều biết rằng Mạn Châu Sa Hoa đã vượt khỏi tam giới, siêu thoát ngũ hành, không chịu bất kỳ câu thúc của các quy tắc thông thường nữa.

Vì Mạn Châu Sa Hoa tiền thế đã chịu quá nhiều oan ức, lại thêm oán khí chưa tan, thích hợp ở lại để dẫn độ các vong linh lầm lạc trở lại kiếp luân hồi, cho nên cuối cùng 4 người quyết định để Mạn Châu Sa Hoa ở lại bên cầu Nại Hà, suối Hoàng Tuyền để dẫn độ vong hồn oán khí trên thế gian.

Hoa bỉ ngạn bên bờ Hoàng Tuyền
Hoa bỉ ngạn bên bờ Hoàng Tuyền

Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới chân cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các cặp tình nhân bị chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại kiếp luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định. Đời sau thường gọi loài hoa này là hoa Bỉ Ngạn.

Loài hoa Bỉ Ngạn có ý nghĩa gì?

Hoa Bỉ Ngạn thường bị gắn với ý nghĩa của sự chia ly, biệt ly, đau buồn, hoa Bỉ Ngạn hồi ức đau thương đó cũng chính những ý nghĩa mà con người xây dựng lên cho loài hoa này. Bởi hoa Bỉ Ngạn vốn dĩ chỉ là thực vật vô tri vô giác, đáng được trân trọng, nâng niu bởi vẻ đẹp mà nó mang lại cho đời như bao loài hoa khác.

Có lẽ chỉ có thể nói rằng hoa Bỉ Ngạn không may mắn như những loại hoa khác khi không được nhắc đến với sự tích ra đời, hay truyền thuyết là một câu chuyện vui vẻ viên mãn, ý nghĩa tích cực.

Hoa Bỉ Ngạn thường biểu tượng cho người đã khuất và việc trồng hoa Bỉ Ngạn xung quanh mộ những người đã mất có ý nghĩa tâm linh vừa tạo thẩm mỹ cho không gian nơi đây. Cây hoa Bỉ Ngạn mang một ý nghĩa buồn nhưng nếu xét  theo quan niệm phong thủy cây mang ý nghĩa tâm linh vô cùng tốt.

 Hoa Bỉ Ngạn Tím.
Hoa Bỉ Ngạn Tím.

Bên cạnh đó Bỉ Ngạn mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nhau và ý nghĩa của hoa còn phụ thuộc vào văn hóa của từng nước, từng khu vực.

Ở Nhật Bản, ý nghĩa hoa Bỉ Ngạn đỏ được xem là những hồi ức đau thương, vậy nên vào thời gian mà Bỉ Ngạn nở hoa, người dân nơi đây thường đi thăm viếng và sửa sang lại mồ mả cho những người thân đã khuất. Tại Triều Tiên, hoa Bỉ Ngạn tượng trưng cho sự nhung nhớ của hai người yêu thương nhau. Còn tại Trung Hoa, hoa Bỉ Ngạn là loài hoa dành nói đến sự ưu mỹ thuần khiết.

Nhiều người không hiểu rõ về loại hoa này cho rằng vì là hoa dành cho người chết nên trồng xung quanh nhà sẽ không tốt, gia đình có thể gặp nhiều điều bất trắc. Tuy nhiên, đây quan niệm này là sai lầm. Hoa Bỉ Ngạn là sự kết nối giữa người còn sống với ông bà tổ tiên, giúp ông bà có thể về thăm và phù hộ cho các con cháu trong gia đình. Theo quan niệm phong thủy, trồng hoa Bỉ Ngạn trước cổng nhà sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc cũng như trong cuộc sống tương lai.

Hoa Bỉ Ngạn màu xanh dương có ý nghĩa gì?
Hoa Bỉ Ngạn Xanh

Hoa Bỉ Ngạn có ý nghĩa gì trong tình yêu? Hoa Bỉ Ngạn mang ý nghĩa là sự chia ly trong tình yêu, người ta thường mượn hình ảnh của lá và hoa cùng sự tích về hoa loài hoa này để nói đến sự chia ly của đôi tình nhân tới vạn kiếp vẫn phân ly. Tình yêu luôn tồn tại, không mất đi nhưng không  thể nào đến được với nhau, đó là một tình yêu cao thượng, bất diệt cũng vô cùng dằn vặt đau khổ.

Trong phật pháp thì hoa bỉ ngạn là sự chuyển hồi, luân kiếp. Nhắc đến hoa Bỉ Ngạn là nhắc đến niềm đau thương, sự biệt ly và tuyệt vọng. Nguyên nhân là do Bỉ Ngạn thường nở vào mùa thu. Theo lời dạy của Phật thì đây là khoảng thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người đã khuất để gặp gỡ lại người thân, ông bà tổ tiên.

Bài viết trên là những thông tin về loài hoa Bỉ Ngạn, những truyền thuyết về loài hoa này, cũng như ý nghĩa mà người ta vẫn gán cho hoa Bỉ Ngạn. Hy vọng qua bài viết bạn có thêm những kiến thức bổ ích, thú vị về loài hoa này, hiểu thêm hoa Bỉ Ngạn tượng trưng những cho điều gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *