Nói quá là gì? Phân biệt nói quá với nói khoác

Nói quá là gì? Phân biệt nói quá với nói khoác
Đánh giá bài viết

Nói quá là gì? Trong chương trình ngữ văn trung học chắc hẳn chúng ta đã được biết đến nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nói giảm nói tránh,… Bài viết sau đây mayruaxegiadinh sẽ giới thiệu đến bạn biện pháp nói quá. Ví dụ và bài tập về bài nói quá lớp 8.

Tìm hiểu về biện pháp tu từ nói quá

Khái niệm nói quá là gì?

Nói quá là gì? Hiện nay trên Internet có rất nhiều định khác nhau về nói quá, về cơ bản tất cả đều đúng và đầy đủ. Nhưng chúng ta nên dựa vào khái niệm có trong sách giáo khoa, sẽ có tính chính xác cao nhất. 

Theo như sách giáo

Tìm hiểu nói quá là gì?
Tìm hiểu nói quá là gì?

khoa Ngữ Văn 8, nói quá là một biện pháp tu từ, nhằm phóng đại mức độ, quy mô hay tính chất của sự việc, sự vật. Mục đích chính của biện pháp nói quá là gây ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Thực tế, phóng đại và nói quá không hề xa lạ có thể nói bất cứ ai trong chúng ta đều đã từng sử dụng biện pháp nhưng chưa nhận ra. 

Ví dụ minh họa biện pháp nói quá

  • “Bài Lý này khó quá nghĩ nát cả óc không ra”. Vậy “Nghĩ nát cả óc” là biện pháp nói quá diễn tả độ khó của bài Lý.
  • “Tây Thi sở hữu một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”. Vậy “nghiêng nước nghiêng thành” là biện pháp nói quá để diễn tả vẻ đẹp của Tây thi.
  • “Gần đến kì thi cuối học kỳ nên Nam lo sốt vó”. Vậy “lo sốt vó” là biện pháp nói quá để diễn tả sự lo lắng của Nam.
  • “Bị điểm thi kém nên Mai khóc như mưa”. Vậy “khóc như mưa” là biện pháp nói quá để diễn tả việc khóc rất nhiều.

Tác dụng của nói quá

Sau khi đã hiểu được nói quá là gì, hãy cùng mayruaxegiadinh tiếp tục tìm hiểu biện pháp nói quá sẽ đem lại tác dụng như thế nào?

Nói quá là một phép tu từ phổ biến để nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm, gợi hình cho câu nói. Nói quá được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ hàng ngày như lo sốt cả vó, sầu nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt cả hơi…

Không chỉ thế phép tu từ nói quá còn được áp dụng trong các tác phẩm văn học như các bài ca dao tục ngữ, châm biếm, anh hùng ca….Với chức năng nhận thức, khắc sâu hơn về bản chất của đối tượng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, tạo  ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe.

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

Nói quá không phải là việc nói sai đi, nói dối về một sự thật, sự việc nào đó. Mà nó chỉ làm tăng tính chất, sức biểu cảm và tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Đôi khi, chúng ta có thể kết hợp nó những biện pháp tu từ khác như so sánh vào để câu văn, câu nói để có thêm phần sinh động.Ví dụ như câu thơ sau đây:

Sự kết hợp của hai biện pháp tu từ nói quá và so sánh sẽ đem lại những hiệu quả biểu đạt cao hơn và bộc lộ cảm xúc tốt hơn cho câu nói. Hai biện pháp tu từ này đều nhằm đến một mục đích là làm rõ hơn, cụ thể hơn và sinh động hơn cho bản chất của đối tượng. Nên kết hợp cả hai phép tu từ trong một câu nói sẽ đem lại biểu đạt hiệu quả cao hơn.Ví dụ trong câu thơ sau đây: 

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết nói quá là gì? Qua một số từ, cụm từ phóng đại. Các từ ngữ phóng đại có thể là những từ ngữ đã mang sẵn ý nghĩa phóng đại như là: cực kỳ, vô hạn độ, vô kể, tuyệt diệu, mất hồn….

Các cụm từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng hay cười vỡ bụng, nắng cháy da cháy thịt,… 

Từ ngữ phóng đại còn được thể hiện thông qua những câu thành ngữ, tục ngữ như: ăn như rồng cuốn, làm như mèo mửa, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, khôn như chó,….

Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh, tình huống cụ thể và từng đối tượng mà chúng ta nên cân nhắc sử dụng biện pháp nói quá thích hợp để tránh gây ra hiểu lầm không mong muốn.Nói quá còn có những tên gọi khác như là  hoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại. 

Cách để phân biệt nói khoác với biện pháp nói quá

Bên cạnh thắc mắc nói quá là gì? Thì cách để phân biệt nói quá với nói khoác cũng được rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Việc phân biệt giữa nói quá với nói khoác cũng vô cùng quan trọng. Việc này sẽ giúp tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong giao tiếp đời sống, cũng như khi diễn đạt trong văn học. Vậy cách để phân biệt nói khoác và nói quá như thế nào?

Phân biệt nói quá và nói khoác
Phân biệt nói quá và nói khoác

Nói quá là việc nói chính xác sự thật về mặt tích cực và là một biện pháp cường điệu để tạo ấn tượng, tăng sức gợi hình, tăng biểu cảm.

Nói khoác lại là nói sai sự thật theo cách nói tiêu cực, để nhằm mục đích chính là khoe khoang. Nói khoác không những không có được giá trị biểu cảm mà còn có thể kiến người khác hiểu nhầm, hiểu sai ý nghĩa, sai thật sự của sự việc.

Vậy điểm giống nhau giữa nói quá và nói khoác là đều phóng đại quy mô, tính chất hay mức độ của sự vật, hiện tượng nào đó. Điểm khác nhau chính là khác nhau ở mục đích.

Bài tập soạn văn bài nói quá lớp 8

Bài tập 1:

Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                    Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Với câu “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

=> Là sự phóng đại, nói quá về mức độ, tính chất nội dung sự việc.

Bài tập 2:

Khi nói như vậy sẽ là để diễn tả cường điệu sự vật một cách quá mức bình thường với mục đích sẽ nhấn mạnh một sự việc, hiện tượng nào đó. Như vậy sự vật hiện tượng đó không bị phóng đại quá mức nhưng vẫn thể hiện mục đích nhấn mạnh, tạo ấn tượng.

Bài tập luyện tập soạn văn 8 nói quá:

Bài 1:

a. Nói quá về sức lao động của con người, nhưng vẫn rất đúng : bàn tay con người hoàn toàn có thể biến sỏi đá thành cơm.

b. Nhấn mạnh rằng dù vết thương có rất đau nhưng vẫn có thể đi bất cứ đâu: đi lên đến tận chân trời.

c. Nói quá về sức mạnh lời nói của người có quyền hành, sức mạnh của mỗi lời nói ra là người khác phải sợ hãi, nghe theo. “Thét ra lửa” dùng để nói về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

Bài 2:

a. Ở một nơi mà chó ăn đá gà ăn sỏi đến cây cỏ cũng không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác chồng chất của giặc ai ai cũng thấy bầm gan tím ruột.

c. Cô Nam tính tình vui vẻ xởi lợi ruột để ngoài da.

Bài 3:

Đặt câu nói quá từ đề bài cho:

  • Thúy Kiều sở hữu một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
  • Sơn Tinh thuở xưa có thể dời non lấp biển.
  • Những chiến sĩ ấy mình đồng da sắt.
  • Nghĩ đến nát óc mà vẫn chưa ra cách giải bài toán này.

Bài 4:

Tìm ra 5 thành ngữ mà có sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong câu.

  • Khỏe như voi
  • Nhanh như cắt
  • Ngủ như heo
  • Hiền như đất
  • Chậm như rùa

Bài viết trên mayruaxegiadinh đã giải đáp cho các bạn nói quá là gì? Ví dụ và bài tập về bài nói quá lớp 8. Bên cạnh đó cũng giúp bạn phân biệt được nói quá và nói khoác. Nếu biết cách và sử dụng khéo léo phép nói quá lời nói và câu văn của bạn sẽ tình biểu đạt rất cao. Bạn còn thắc mắc gì về nói quá hãy để lại câu hỏi để mọi người cùng nhau bình luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *