Top 15 đỉnh núi cao nhất – dãy núi dài nhất thế giới.

Top 15 đỉnh núi cao nhất – dãy núi dài nhất thế giới.
Đánh giá bài viết

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay, vậy bạn có thắc mắc những dãy núi nào cũng thuộc danh sách núi cao nhất thế giới không? Hay dãy núi nào đang sở hữu chiều dài lớn nhất trên thế giới? Hãy cùng mayruaxegiadinh khám phá ngay qua bài viết sau đây nhé!

Top những đỉnh núi cao nhất thế giới.

Đỉnh Everest cao 8.848 m

Đỉnh núi cao nhất trên thế giới ở đâu, ở nước nào? Đáp án của câu hỏi trên chính là đỉnh núi Everest. Đỉnh núi cao nhất thế giới này nằm ở biên giới giữa Nepal và Trung Quốc với độ cao lên đến 8.848 mét so với mực nước biển. Đỉnh núi này nằm trên dãy Himalaya được xem là đích đến của nhiều nhà leo núi chuyên nghiệp và ưa thích thám hiểm.

Đỉnh Everest cao 8.848 m.
Đỉnh Everest cao 8.848 m.

Everest còn được biết đến với cái tên gọi là Sang Sagotatha ở đất nước Nepal và tên Chomolungma ở Tây Tạng. Đỉnh Everest được chinh phục thành công lần đầu tiên bởi 2 nhà thám hiểm Nepali Sherpa Tenzing Norgay người Nepal và Edmund Hillary người New Zealand.

Đỉnh Everest được bao phủ bởi rất nhiều lớp tuyết cứng và các tầng địa chất, nếu muốn chinh phục Everest các bạn cũng sẽ phải đi qua rất nhiều đoạn sông băng có khí hậu khắc nghiệt. Có thể bạn chưa biết điều này, ngọn núi cao nhất thế giới trước Everest là vẫn chính là đỉnh Everest.

Đỉnh K2 với độ cao 8.611 m tại Pakistan

K2 chính là ngọn núi cao xếp thứ hai trên thế giới, sau đỉnh núi Everest. Ngọn núi này thuộc Pakistan trong dãy Karakoram thuộc dãy Himalaya. Có rất nhiều đỉnh núi dọc dãy núi Karakoram, nhưng K2 là đỉnh cao nhất của toàn dãy Karakoram và cũng là đỉnh núi cao nhất tại đất nước Pakistan.

K2 còn được biết đến với tên gọi là Savage Mountain bởi nó được đánh giá là rất khó khăn khi leo lên và tỷ lệ tử vong khi tham gia thám hiểm cũng rất cao. Trung bình cứ 4 người lên tới đỉnh núi thì sẽ có một người thiệt mạng.

Kanchenjunga là ngọn núi cao thứ ba trong những ngọn núi cao nhất thế giới với chiều cao lên đến 8.586 m. Ngọn núi này phần lớn  nằm ở Nepal và chạy dọc theo biên giới giữa Nepal và Ấn Độ.

Đỉnh núi Kanchenjunga với độ cao 8.586 m.

Đỉnh Kanchenjunga có các thảm thực vật và động vật vô cùng phong phú đa dạng và là nơi bảo tồn lưu trữ của nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó phải nhắc đến là loài gấu trúc đỏ.

Đỉnh núi Kanchenjunga với độ cao 8.586 m
Đỉnh núi Kanchenjunga với độ cao 8.586 m

Ngọn núi Lhotse với độ cao 8.516 m, tại Nepal

Núi Lhotse là ngọn núi có độ cao cao thứ tư trên thế giới. Nó được kết nối với đỉnh Everest thông qua dãy núi Nam Col. Núi Lhotse dịch ra theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là đỉnh phía nam.

Ngoài đỉnh núi chính ở độ cao 8.516 mét so với mực nước biển thì nó còn có một đỉnh Lhotse Middle ở phía đông cao 8.414 mét và đỉnh Lhotse Shar cao đến 8.383 mét. Đỉnh Lhotse được chinh phục thành công lần đầu tiên vào ngày 18/5/1956 bởi Fritz Luchsinger và Ernst Reiss. Lhotse cũng được cảnh báo là một trong những đỉnh núi cực kỳ khó thám và nguy hiểm bởi đỉnh núi quanh năm bị bao phủ bởi lớp tuyết dày, rất hay xảy ra bão tuyết hay sạt lở bất cứ lúc nào.

Núi Makalu sở hữu độ cao 8.463 m tại Nepal

Đỉnh Makalu có chiều cao lên đến 8.463m và cao là đỉnh núi cao thứ năm trên thế giới. Nó nằm cách đỉnh Everest 19 km về phía đông nam, nằm trên biên giới giữa hai nước Nepal và Trung Quốc. Makalu cũng thuộc dãy Himalaya.

Núi Makalu sở hữu độ cao 8.463 m tại Nepal.
Núi Makalu sở hữu độ cao 8.463 m tại Nepal.

Núi Makalu lần đầu tiên được chinh phục bởi một đoàn thám hiểm Mỹ do William Siri dẫn đầu vào năm 1955. Makalu có hình dạng của một kim tự tháp 5 mặt được cô lập riêng. Sườn Đông Nam và Tây Bắc của Ridgeare chính là các tuyến đường leo núi chính để lên đỉnh Makalu. Càng lên cao, nhiệt độ sẽ càng xuống thấp, khí hậu rất khô.

Đỉnh núi Cho Oyu có độ cao 8.188 m

Đây là ngọn núi đứng thứ 6 trong danh sách đỉnh núi cao nhất thế giới, thuộc biên giới giữa Nepal và Trung Quốc, phần lớn nằm ở Nepal. Trong tiếng Tây tạng thì Cho Oyu có nghĩa là Nữ thần Ngọc lam.

Ngọn núi này là đỉnh núi lớn nhất nằm phía tây của tiểu khu Khumbu thuộc dãy núi Mahalangur Himalaya, cách đỉnh Everest khoảng 20km về phía tây.

Cho Oyu được đánh giá là một trong những ngọn núi dễ chinh phục nhất trong danh sách các đỉnh núi cao nhất thế giới bởi các sườn núi có độ dốc vừa phải dễ leo. Nó được chinh phục lần đầu tiên vào ngày 19/10/1954 bởi Pasang Dawa Lama người Nepal và Joseph Joechler, Herbert Tichy người Ý.

Núi Dhaulagiri độ cao lên đến 8.167 m tại Nepal

Dhaulagiri là ngọn núi có độ cao cao thứ bảy thế giới với chiều cao lên đến  8.167 mét. Nó nằm ở phía bắc của đất nước Nepal. Cái tên Dhaulagiri xuất phát trong tiếng Phạn, Dhawala được hiểu là Dazzling, White Beautiful còn Giri mang nghĩa là Núi. Đây cũng là một ngọn núi  có phong cảnh rất đẹp.

Núi Dhaulagiri độ cao lên đến 8.167 m tại Nepal.
Núi Dhaulagiri độ cao lên đến 8.167 m tại Nepal.

Để chinh phục ngọn núi này người ta sẽ đi từ sườn núi phía Đông Bắc. Dhaulagiri lần đầu tiên được chinh phục bởi nhà thám hiểm người Thụy Sĩ, Áo, và nhà thám hiểm người Nepal vào ngày 13/5/1960.

Đỉnh Manaslu với độ cao 8.163m, tại Nepal

Đây là ngọn núi cao thứ tám trong danh sách ngọn núi cao nhất thế giới, thuộc dãy núi Mandiri, ở phía tây trung tâm của Nepal. Manaslu dịch ra có ý nghĩa là Núi linh hồn, xuất phát từ trong tiếng Phạn là Manasa. Đây là lựa chọn đầu tiên cho những ai bắt đầu tham gia phiêu lưu mạo hiểm, muốn leo núi ở độ cao 8000m.

Núi Nanga Parbat sở hữu độ cao 8.126m, tại Pakistan

Nanga Parbat chính là đỉnh núi cao thứ chín trên thế giới nằm ở đất nước Pakistan. Núi Nanga Parbat sở hữu chiều cao 8.126 mét, còn được nhiều người biết đến với tên gọi là Killer Killer Mountain. Đây cũng là một trong những ngọn núi nguy hiểm, khó để chinh phục. Nó là một đỉnh núi rộng mênh mông và quang cảnh nhìn xuống thì vô cùng hùng vĩ ấn tượng.

Núi Nanga Parbat sở hữu độ cao 8.126m, tại Pakistan.
Núi Nanga Parbat sở hữu độ cao 8.126m, tại Pakistan.

Ngọn núi Annapurna có độ cao 8.091 m tại Nepal

Đứng thứ 10 danh sách núi cao nhất thế giới chính là núi Annapurna. Annapurna cũng là tên gọi của một loạt các đỉnh núi, đỉnh cao nhất được phân biệt là Annapurna I, có chiều cao lên đến 8.091 m. Những đỉnh núi thuộc dãy Annapurna được đánh giá là nguy hiểm nhất khi thám hiểm. Khu Annapurna có tới sáu đỉnh lớn,lần lượt như sau Annapurna I cao 8091 m;  Annapurna II cao 7937m;  Annapurna III cao 7555m; Annapurna IV cao 7525m;  Gangapurna cao 7455m và đỉnh Annapurna South thấp nhất nhưng cũng cao 7219m.

Đỉnh K5 với độ cao 8.080m

K5 là đỉnh núi thuộc của dãy Karakoram, trước đó nó được gọi với nhiều tên khác nhau vào cuối thế kỷ 20 như Gasherbrum I hay hidden Peak. Đỉnh này thuộc biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc. Với đặc trưng có tuyết bao phủ quanh năm trên đỉnh núi này.

Đỉnh K5 với độ cao 8.080m.
Đỉnh K5 với độ cao 8.080m.

Đỉnh Broad Peak sở hữu độ cao 8.051m

Broad Peak là đỉnh núi cao thứ 12 trên thế giới, nó còn được người dân địa phương gọi với các cái tên khác như là K3 hoặc Falchan Kangri. Đỉnh núi này nằm trên ranh giới giữa hai quốc gia Trung Quốc và Pakistan. Đây là ngọn núi với điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt và quá trình leo cũng có thể bị cản trở bởi yếu tố thời tiết dù bạn đã lựa chọn thời điểm leo kỹ càng.

Đỉnh Gasherbrum II sở hữu độ cao 8.035m

Gasherbrum II hay còn biết đến với tên gọi khác là K4 hoặc là Baltoro Karakoram. Nó nằm trên dãy Gasherbrum III thuộc dãy Karakoram. Đỉnh núi thuộc biên giới giữa đất nước Pakistan và vùng Tân Cương Trung Quốc.

Đỉnh núi này được chinh phục thành công lần đầu tiên vào năm 1956 bởi một nhà thám hiểm người Áo. Đây là ngọn núi cao thứ tư trong dãy Karakoram nên nó còn có thể được gọi là K4.

Ngọn núi Shishapangma với độ cao 8.013m

Shishapangma được người ta mệnh danh là đỉnh trên đồng cỏ ở Tây Tạng. Quanh năm nơi đây có những đợt tuyết rơi phủ dày đặc, phủ kín lối đi đỉnh.

Điều này gây nhiều cản trở rất lớn cho những đoàn thám hiểm. Tuy nhiên đỉnh Shishapangma nằm ở phía bắc của dãy núi Himalaya, nhưng có địa hình thấp hơn những ngọn núi khác nên chúng có độ dốc thoải hơn nhiều.

Ngọn núi Gyan Chung Kang sở hữu độ cao 7.952m

Gyan Chung Kang thuộc trong dãy núi cao nhất thế giới. Nó nằm ở giữa hai trong số những ngọn núi cao nhất thế giới, đó chính là Cho Oyu và Everest. Nó thuộc dãy núi Himalaya nằm trải dài giữa biên giới đất nước Nepal và khu tự trị Tây Tạng.

Đỉnh núi được chinh phục thành công  lần đầu tiên vào năm 1964 bởi một nhà leo núi và  thám hiểm người Nhật Bản.

Dãy núi dài nhất thế giới

Dãy núi dài nhất trên thế giới là dãy núi nào?

Dãy Andes chính là dãy núi dài nhất thế giới, bao gồm một chuỗi các ngọn núi liên tục chạy dọc theo bờ tây của lục địa Nam Mỹ. Dãy Andes dài đến hơn 7000km, và có chỗ rộng nhất đến 500km nằm ở khoảng từ 18° đến 20° vĩ độ nam. Dãy núi chạy dài qua bảy nước là Argentina, Bolivia,  Ecuador, Chile, Colombia, Peru và Venezuela và là nơi sinh sống của hàng chục nghìn loài động vật , thực vật. Độ cao trung bình của dãy núi lên tới 4.000m

Dãy Andes là dãy núi dài nhất trên thế giới
Dãy Andes là dãy núi dài nhất trên thế giới

Đặc điểm của dãy núi Andes- dãy núi dài nhất thế giới

Dãy Andes về bao gồm 2 dãy núi lớn chính là dãy Cordillera Oriental và dãy Cordillera Occidental, ngăn cách nhau bởi một bình nguyên hẹp và thấp hơn. Xen kẽ vào đó là các dãy núi nhỏ hơn tách ra ra từ hai bên hông của hai dãy núi lớn này .

Dãy núi Andes còn được coi là dãy núi nguy hiểm nhất trái đất khi nó có những miệng núi lửa luôn chực chờ phun nham thạch bất cứ lúc nào. Những đợt phun trào ấy luôn đi kèm động đất ghê rợn, tàn phá cả một vùng rộng lớn và còn để lại những hậu quả rất lâu dài. Khí hậu nơi đây cũng vô cùng khắc nghiệt. Hoa quả khan hiếm, động vật rất ít, con người không thể có đủ thực phẩm để duy trì cuộc sống.

Tuy rằng hết sức khắc nghiệt nhưng tại một số vùng thuộc dãy Andes người ta cũng nhận thấy sự đa dạng phong phú của hệ động thực vật, với khá nhiều loài đặc hữu. Đáng chú ý, ở đây có đến gần 1.700 loài chim, hơn 600 loài bò sát và khoảng 400 loài cá. Nổi bật nhất phải kể đến ở đây chính là thần ưng Andes- loài chim biểu tượng cho khát vọng tự do. Và, cũng thật đáng nể, trên dãy Andes lại có hồ nước ngọt Titicaca hết sức rộng lớn.

Đặc điểm của dãy núi Andes
Đặc điểm của dãy núi Andes

Trước kia, đây là vùng địa lý không mấy người biết đến. Nơi thì nóng như nung, nơi lại quanh năm phủ băng giá và cực kỳ nguy hiểm với những dòng sông băng khổng lồ. Nhưng nay, Andes đã khác. Hiện nay nhiều sông băng khu vực Andes đã bị thu hẹp diện tích tới 30%, tính từ năm 1970.

Như vậy, nguồn nước ngọt quý giá đang giảm mạnh. Điều đó tác động vô cùng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của cư dân trong vùng cũng như động thực vật và nguy hiểm hơn là nó có thể tạo ra sự biến đổi khí hậu rộng lớn trong khu vực mà hậu quả là không thể lường trước.

Bài viết trên là top những đỉnh núi cao nhất, dãy núi dài nhất trên thế giới. Hy vọng qua bài viết bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thiên nhiên hùng vĩ trên khắp hành tinh, biết được đỉnh núi cao nhất thế giới ở đâu, ở nước nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *