Máy rửa xe gia đình

Liệt kê là gì? Tác dụng và bài tập của phép liệt kê.

Liệt kê là gì? Tác dụng và bài tập của phép liệt kê.
4.6 (92%) 5 votes

Liệt kê là gì? Chúng ta đã được học về kiến thức này trong bài Liệt kê lớp 7, trong ngữ pháp tiếng Việt có rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… mỗi biện pháp sẽ mang đến tác dụng và dấu hiệu nhận biết riêng. Bài viết sau đây mayruaxegiadinh sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm liệt kê, tác dụng và bài tập về phép liệt kê.

Khái niệm liệt kê là gì?

Liệt kê là gì? Liệt kê là một biện pháp tu từ, được sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả, biểu đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh nào đó khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm.

Liệt kê ở đây được chính là biện pháp tu từ, được sử dụng nhằm làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự văn vở, kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp mà ta thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người. 

Tìm hiểu phép liệt kê là gì?

Cần phân biệt hai hiện tượng trên để:

Ví dụ về phép liệt kê:

Các cụm danh từ sau: chè vối, cánh kiến đỏ, sợi móc, cánh kiến trắng, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ đều cùng làm thành tố phụ cho cụm động từ, có động từ trung tâm chính là “chở” nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ cho người tiếp nhận về sự đa dạng của các đặc sản vùng núi.

Các cụm danh từ sau: dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đều cùng làm chủ ngữ của câu nhằm biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về lòng biết ơn vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta với Bác Hồ vị cha già của dân tộc.

Dấu hiệu nhận biết liệt kê là gì?

Phép liệt kê ta có thể thấy được trong rất nhiều văn bản khác nhau. Dấu hiệu nhận biết liệt kê là có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, tương tự nhau, liên tiếp nhau và thông thường chỉ cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Dấu hiệu nhận biết liệt kê

Có những phép liệt kê phổ biến nào?

Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu, chúng ta  có 4 kiểu liệt kê chính bao gồm:

Phép liệt kê theo từng cặp

Mỗi cặp từ được liệt kê thường sẽ liên kết với nhau bằng những từ như và, với, cùng..Những cặp từ này thường sẽ có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác hay các cặp từ khác.

Ví dụ về phép liệt kê theo từng cặp: Giá sách của Mai có nhiều loại sách hay như sách đại số với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng Anh với tiếng Pháp, truyện tranh với tiểu thuyết,….

Phép liệt kê không theo cặp

Phép liệt kê không theo cặp hay còn được biết đến với tên gọi phép liệt kê các phần tử. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện các từ, cụm từ cùng mô tả có một điểm chung nào đó như sự vật, con người,  thiên nhiên, mối quan hệ,… đều có thể được. Giữa các từ sẽ ngăn cách nhau bởi dấu phẩy hay dấu chấm phẩy.

Ví dụ về phép liệt kê không theo cặp: Trên kệ sách của Hà Anh có nhiều loại sách khác nhau gồm sách văn học, sách khoa học, sách ngoại ngữ, sách toán,sách đại lý, sách hóa, sách lịch sử,…

Phép liệt kê tăng tiến

Liệt kê tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự hay trình tự nhất định theo tự nhiên hoặc hợp các quy luật nào đó. Thường thì ta sẽ liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già,….

Ví dụ về phép liệt kê tăng tiến: Trong phòng Ngọc bao gồm những người sau nhân viên Ngọc, Minh Lan, phó phòng là anh Minh và trưởng phòng là anh Trung.

Ta có thể thấy chức vụ các nhân viên được nêu ra theo trình tự từ thấp đến cao, theo đúng cấp bậc trong phòng.

Phép liệt kê không tăng tiến

Phép liệt kê không tăng tiến không quan trọng đến vị trí các từ, cụm từ  cần liệt kê, câu vẫn có ý nghĩa và người đọc, người nghe vẫn hiểu ý nghĩa của toàn bộ câu.

Ví dụ: Gia đình Hà đang sống có các thành viên gồm: bố mẹ Hà, anh trai Hà, ông bà nội Hà, em gái Hà và Hà.

Có những phép liệt kê phổ biến nào?

Phép liệt kê có tác dụng gì?

Các phép liệt kê thường được sử dụng nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định nào đó của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng phổ biến như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm, biểu đạt  cho đoạn thơ, đoạn văn.

Ví dụ: Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của chủ tịch Hồ Chí Minh, bác đã sử dụng biện pháp liệt kê để nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước của nhân dân, chứng minh rằng lòng yêu nước đó là bất tử “…Nó kết đã thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước, hại  nước và cướp nước”

Những điều lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Liệt kê là một trong những phép tu từ cơ bản, đơn giản, dễ nhận biết và dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên để sử dụng một cách hợp lý, đúng cách ta cần lưu ý những điều sau:

Luyện tập bài tập về phép liệt kê

Bài 1: Hãy đặt câu trong đó có sử dụng phép liệt kê?

Bài làm:

Giờ ra chơi trên sân trường tôi lại vô cùng náo nhiệt: các bạn nữ chơi nhảy dây, các bạn nam đá cầu một vài tốp học sinh ngồi trên ghế đá nói chuyện tíu tít với nhau.

Bằng tinh thần sục sôi, ý chí quyết chiến và một lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu hết mình vì nền độc lập của nước nhà.

Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu là một bài ca về tình đồng chí, tình đồng đội với tinh thần có cùng cảnh ngộ, ý chí, tinh thần, lý tưởng chiến đấu.

Bài 2: Hãy viết một đoạn văn có sử dụng phép liệt kê và chỉ rõ các phép liệt kê đó?

Người bạn thân nhất của em chính là Linh. Chúng em học cùng lớp với nhau từ hồi lớp một đến giờ. Linh vô cùng dễ thương và tốt bụng chính vì vậy bạn bè trong lớp ai ai cũng quý mến bạn. Mỗi sáng, Linh đều qua nhà rủ em đi học, trên đường tới trường hai đứa sẽ nói chuyện rôm rả, cười đùa không ngớt. Điều khiến em ngưỡng mộ nhất ở Linh là sự chăm chỉ của cậu ấy, trong lớp Linh luôn chú ý nghe giảng và làm rất nhiều bài tập, do đó thành tích cuối kỳ của Linh lúc nào cũng cực kỳ xuất sắc. Mặc dù học giỏi nhưng Linh không hề tự cao, trái lại còn rất khiêm tốn và luôn muốn giúp đỡ các bạn khác cùng tiến bộ. Điều đó càng khiến em thêm nể phục và tôn trọng Linh nhiều hơn. Ở trường lớp, em được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn nhưng đối với em chỉ mình Linh mới là người bạn tốt nhất. Em mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi mãi bền lâu.

Bài 3: Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê tăng tiến và không tăng tiến:

Cô giáo lớp tôi, thường sẽ sắp xếp chỗ ngồi theo các chức vụ trong lớp từ trên xuống dưới như sau: tổ viên, tổ phó, tổ trưởng, lớp phó phụ trách  lao động, lớp phó phụ trách học tập, lớp trưởng để có thể dễ dàng quản lý thành viên của lớp hơn. 

Bài viết trên là những kiến thức liên quan liệt kê là gì? Dấu hiệu nhận biết, các phép liệt kê phổ biến, tác dụng và những điều cần lưu ý khi chúng ta  sử dụng phép liệt kê. Khi có thể sử dụng một cách thuần thục phép tu từ này nó không chỉ giúp ích bạn trong quá trình học tập mà còn giúp nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về liệt kê hãy để lại comment cho chúng tôi để mọi người cùng thảo luận nhé!