CPA là gì trong marketing? Điểm CPA là gì? Có ý nghĩa thế nào

CPA là gì trong marketing? Điểm CPA là gì? Có ý nghĩa thế nào
Đánh giá bài viết

Đối với những cao thủ kiếm tiền online thì chắc chắn không hề xa lạ gì với hình thức Affiliate Marketing. Đây được xem là miếng bánh ngon cho cả nhà quảng cáo lẫn người giới thiệu sản phẩm. Trong hình thức này, chìa khóa quyết định tới số tiền mà bạn được nhận về bao nhiêu chính là CPA. Vậy nếu bạn chưa biết CPA là gì trong marketing thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp từ A đến Z những vấn đề xung quanh nó.

CPA là gì?

 Định nghĩa CPA là gì?

Thuật ngữ CPA được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong từng hoàn cảnh sử dụng. Cụ thể, nghĩa của thuật ngữ CPA sẽ phụ thuộc vào từ ngữ mà được viết đầy đủ của nó. Vậy CPA viết tắt của từ gì?

 

Định nghĩa điểm CPA là gì?
Định nghĩa điểm CPA là gì?

 

CPA được hiểu theo 2 nghĩa dựa vào từ ngữ viết đầy đủ của nó gồm:

  • CPA (Cost Per Action): Cost Per Action nếu hiểu theo tiếng Việt thì là chi phí tính dựa trên một lần thực hiện hành động. Thuật ngữ này có nghĩa là bạn sẽ được nhận tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo khi khách hành thực hiện hành động vào quảng cáo.

Cost Per Action – CPA được sử dụng khi bạn chạy chiến dịch quảng cáo, mảng quảng cáo này sẽ tiếp cận với mọi người ở mọi nơi. Đây là một hình thức Marketing được đánh giá là hiệu quả nhất trong chuỗi Marketing Affiliate.

 

  • CPA (Certified Public Accountants): thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong ngành kế toán. Certified Public Accountant chỉ những kế toán viên công chứng đã được cấp phép.

Trong cách hiểu này, CPA được biết đến như một chứng chỉ hành nghề của những kế toán viên, kiểm toán viên. Việc có được chứng chỉ này đồng nghĩa với việc họ đã được công nhận là những người kế toán chuyên nghiệm và cũng từ đó mà nâng cao thương hiệu của bản thân.

Trong bài viết này, mayruaxegiadinh.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể khái niệm CPA là gì trong Marketing và trong kế toán nhé.

 Chỉ số CPA là gì?

Chỉ số CPA chính là chỉ số Cost Per Action. Đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi trong ngành Marketing, đặc biệt là Affiliate Marketing. Thuật ngữ này được hiểu là chi phí mà nhà quảng cáo sẽ trả cho bạn dựa trên mỗi lần thực hiện hành động. Đơn giản hơn, Cost Per Action được hiểu là số tiền hoa hồng bạn sẽ nhận được từ nhà quảng cáo nếu có một khách hàng bất kỳ nào đó sử dụng hoạt động quảng cáo qua mạng của bạn.

 

Chỉ số CPA là gì trong Marketing?
Chỉ số CPA là gì trong Marketing?

 

Do đó, nhiệm vụ chính của bạn là thu hút được những khách hàng online thực hiện click vào các đường link trên những trang mạng. Những hình thức để thu hút khách hàng online có thể được nhắc tới điển hình như: đăng ký tài khoản, đánh giá sản phẩm, điền form hay tải phần mềm,….

 

Cho tới thời điểm hiện tại, CPA được đánh giá là một hình thức quảng cáo hiệu quả và được ưa chuộng nhất. Bạn có thể có được một con số cực kỳ chính xác với CPA về số lượng mà bạn bỏ ra và thu lại là bao nhiêu. Bên cạnh đó, CPA cũng là yếu tố tạo hiệu quả cho nhà quảng cáo khi họ chỉ phải chi trả chi phí cho bạn khi mà bạn hoàn thành hành động mà nhà quảng cáo mong muốn.

 Chứng chỉ CPA là gì?

CPA là chứng chỉ gì? CPA là một loại chứng chỉ được xem là quan trọng trong ngành kế toán và kiểm toán. Chứng chỉ CPA đầy đủ theo tiếng Anh là Certified Public Accountant là chứng chỉ của kế toán viên công chứng được cấp phép. 

 

Một khi đã đạt được chứng chỉ CPA đồng nghĩa bạn sẽ được tự do hành nghề kế toán và kiểm toán. Với chứng chỉ này, tức bạn đã được công nhận là một người kiểm toán viên và có toàn bộ quyền điều hành hoạt động kiểm toán cũng như ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.

 

Mặc dù không phải là chứng chỉ bắt buộc đối với những kiểm toán viên thông thường, tuy nhiên ở một số vị trí công việc nhất định thì vẫn yêu cầu bắt buộc bạn phải sở hữu chứng chỉ CPA. Đó là một số vị trí như sau:

 

  • Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc (áp dụng với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh) hoặc chủ doanh nghiệp hay người đại diện theo pháp luật của công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
  • Thành viên góp vốn trong công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên và đang kinh doanh dịch vụ kế toán.
  • Kế toán viên tại những doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

 

Bằng CPA là gì? CPA là một loại chứng chỉ quan trọng trong ngành kế toán và kiểm toán.
Bằng CPA là gì? CPA là một loại chứng chỉ quan trọng trong ngành kế toán và kiểm toán.

 

Đối với CPA Việt Nam, chứng chỉ này không chỉ được công nhận ở duy nhất Việt Nam mà còn được Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) và CPA Úc (CPA Australia) công nhận từng phần. Theo đó, người đã có chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 4/14 môn thi khi thi CPA để lấy chứng chỉ ACCA, miễn 3/12 môn thi khi đi lấy chứng chỉ CPA Úc.

 

Như vậy, chứng chỉ CPA có giá trị ở nhiều nước trên thế giới. Điều này cũng có nghĩa là trình độ của bạn cũng được quốc tế công nhận một số phần nhất đinh. Hơn nữa, một số người có CPA Việt Nam sau một thời gian làm việc và đạt tới trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế nhất định có thể sẽ được CPA Úc thừa nhận để nhận được CPA Úc. Và chắc chắn rằng sẽ không có một nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ lỡ một ứng viên đầy tiềm năng như vậy rồi.

Các hình thức của CPA là gì?

Trong ngành Marketing trực tuyến, CPA được chia thành 3 hình thức tính phí phổ biến gồm: CPI, CPL, CPS. Cụ thể từng hình thức như sau:

 

  • CPI (Cost Per Install): là số tiền mà bạn nhận được khi khách hàng thực hiện hoàn tất cài đặt những ứng dụng của nhà quảng cáo. Những ứng dụng hiện nay đã phát triển và phổ biến với đa dạng những loại khác nhau. Nhiệm vụ của bạn là làm cách nào đó nhằm tiếp cận, thu hút khách hàng để cài đặt ứng dụng của nhà quảng cáo. Và sau khi thành công trong việc khách hàng đã hoàn thành cài đặt ứng dụng thì bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng từ nhà quảng cáo.

 

  • CPL (Cost Per Lead): là số tiền mà bạn nhận được sau khi khách hàng mà bạn thu hút được đã hoàn thành một hoạt động tại những website của nhà quảng cáo điển hình như: điền form, làm bài khảo sát,….

 

  • CPS (Cost Per Sale): đây là số tiền hoa hồng bạn sẽ nhận được từ nhà quảng cáo nếu khách hàng của bạn mua hàng thành công. Số tiền nhận được từ hình thức này tương đối cao bởi thế mà đây là một hình thức được lựa chọn khá nhiều hiện nay.

 

CPA là điểm gì? Các hình thức của CPA trong ngành Marketing trực tuyến.
CPA là điểm gì? Các hình thức của CPA trong ngành Marketing trực tuyến.

Ý nghĩa của CPA

 CPA với nhà quảng cáo (Merchant)

CPA khác với các phương pháp quảng cáo truyền thông trước đây bởi nó mang đến một con số chính xác về việc mà nhà quảng cáo đã phải bỏ ra bao nhiêu và thu lại được là bao nhiêu.

 

Bên cạnh đó, CPA còn giúp ích rất nhiều cho Marketing. Lý do là bởi chỉ số CPA cho biết được hiệu quả của tiếp thị liên kết Affiliate Marketing khi họ chỉ cần chi trả phí cho hành động của người sử dụng, tức là mỗi người khi sử dụng hoàn thành một hành động theo mong muốn của nhà quảng cáo.

 CPA đối với người phân phối ( Affiliate)

CPA lại trở thành bài toán khó bởi hoa hồng không chỉ phát sinh khi người sử dụng hoàn thành hành động mà mục đích ở đây là bằng cách nào để người đọc xem và chấp nhận làm theo các hành động theo yêu cầu của nhà quảng cáo. Đây được đánh giá là việc không hề đơn giản tuy nhiên nếu làm tốt đồng nghĩa mức hoa hồng cũng không kém phần hấp dẫn.

 

Ý nghĩa của CPA là gì trong Marketing?
Ý nghĩa của CPA là gì trong Marketing?

 CPA đối với người sử dụng

Khi thực hiện hành động thông qua CPA bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ hay khuyến mãi, giảm giá hoặc quà tặng tới từ nhà quảng cáo. Theo đó, người dùng hoàn toàn tự quyết định đến việc lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu của bản thân. Đồng nghĩa với việc họ cũng sẽ không bị làm phiền bởi những mặt hàng, dịch vụ mà họ không mong muốn.

Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng CPA là gì?

 Thuận lợi khi sử dụng CPA

Như đã tìm hiểu ở phần nội dung CPA là gì trong Marketing chúng ta đều biết rằng nó hoạt động dựa trên việc trả chi phí theo hành động của khách hàng trên đường link như: mua hàng, để lại email, để lại số điện thoại, đăng ký nhận thông tin,…. Vì vậy, số tiền quảng cáo được chi trả theo hình thức CPA sẽ mang tính đo đếm hiệu quả một cách chặt chẽ hơn so với những hình thức quảng cáo khác.

 Khó khăn khi sử dụng CPA

CPA Marketing đo đếm hiệu quả của chiến lược dựa theo hành động cuối cùng bởi vậy mà chi phí cho một lần click ra hiệu quả là không hề nhỏ. Trong trường hợp bạn đã có một tệp khách hàng tiềm năng và mục tiêu chính là để ra đơn hàng thì CPA sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên nếu dùng nó chỉ nhằm chuyển đổi một tệp khách hàng ra số người dùng thử sản phẩm miễn phí thì rất có thể nó sẽ cho ra hiệu quả không thỏa đáng. 

 

Hơn nữa, đối với những chiến dịch CPA nếu không có cơ chế quản lý hiệu quả marketing một cách rõ ràng, minh bạch thì bạn sẽ rất khó biết liệu chiến dịch đó liệu có đang mang lại hiệu quả hay chỉ đang tiêu tốn chi phí mà thôi.

Thời điểm nào thích hợp để sử dụng CPA?

Trong trường hợp bạn đã có sẵn tệp dữ liệu khách hàng mục tiêu của mình có khả năng chuyển đổi cao đồng nghĩa rằng CPA sẽ mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Hoặc nếu chiến dịch CPA Marketing đó có thể đo đếm được rõ ràng về mục tiêu. Do đó, khi là một nhân viên marketing, yêu cầu đơn giản bạn cần có được là hiểu rõ CPA là gì trong marketing cũng như nắm bắt được thời điểm nào là tốt nhất để sử dụng CPA.

Thời điểm thích hợp để sử dụng CPA
Thời điểm thích hợp để sử dụng CPA

 

Lời Kết

Hy vọng qua bài chia sẻ trên đây bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi CPA là gì? CPA là gì trong marketing? CPA viết tắt của từ gì?…. Đồng thời, qua đây có thể giúp bạn có được cái nhìn cụ thể nhất về CPA cũng như lợi ích của nó đối với nhà quảng cáo và với doanh nghiệp.

Từ đó bạn có thể tinh ý hơn trong việc lựa chọn sử dụng hình thức quảng cáo hợp lý để tạo ra lợi ích thông qua việc cần lưu ý đo đếm được hiệu quả một cách chặt chẽ cho mỗi chiến dịch và tránh thất thoát chi phí không cần thiết. Chúc các bạn luôn thành công trong mọi lựa chọn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *