Biến trở là gì và dùng để làm gì? Có những loại nào được dùng phổ biến

Biến trở là gì và dùng để làm gì? Có những loại nào được dùng phổ biến
Đánh giá bài viết

Bạn đã nghe rất nhiều đến thuật ngữ biến trở. Tuy nhiên lại chưa thực sự hiểu biến trở là gì được ứng dụng như thế nào. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về thiết bị này nhé.

Biến trở là gì? Kí hiệu là gì?

Biến trở có tên tiếng Anh là variable resistor. Đây là một thiết bị có điện trở thuần và có thể điều chỉnh được theo ý muốn.

Biến trở là gì?
Biến trở là gì?

Người dùng có thể hiểu đơn giản biến trở là một bộ chuyển đổi điện vì nó hoạt động bằng cách trượt trên một phần tử điện trở. Bên cạnh đó, biến trở còn được sử dụng như một bộ chia bằng cách sử dụng 3 cực, lúc này biến trở sẽ được gọi là một chiết áp. Tuy nhiên, khi chỉ có hai cực, thì thiết bị này lại sẽ tiếp tục hoạt động như một biến trở thông thường.

Bạn thường nghe rất nhiều đến thuật ngữ biến trở 5k, biến trở 10K, biến trở 20k, biến trở 50k, điều này không phải nói là loại biến trở này có giá là 10 nghìn hay 20 nghìn  mà đây là một biến trở con chạy có thể thay đổi giá trị điện trở từ 0-50k ohm ( kí lô ohm ).

Ký hiệu biến trở

Hiện nay, biến trở được ký hiệu chung là một hình chữ nhật hoặc hình zic zac và có thêm mũi tên chỉ xuống:

Ký hiệu của biến trở
Ký hiệu của biến trở

Đơn vị của biến trở

Biến trở có đơn là ohm (Ω), đọc là ôm. Đơn vị này được đặt tên dựa theo tên của nhà vật lý học người Đức người đã tim ra đơn vị này là Georg Simon Ohm.

Phân loại biến trở

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại biến trở khác nhau. Mỗi loại biến trở lại có những giá trị điện trở khác nhau và chúng sẽ phụ thuộc vào vị trí của cực chạy trên dải điện trở. Do đó, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh giá trị điện trở suất để có thể kiểm soát điện áp cũng như giá trị của dòng điện.

Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 3 loại biến trở, đó là:

– Biến trở than:

Biến trở than hay còn gọi là biến trở chiết áp. Đây là loại biến trở mà các bạn thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Loại biến trở này được thiết kế có phần lõi được làm bằng than. Cấu tạo chính bao gồm 1 con chạy xoay quanh 1 trục than được quấn dây dẫn. Khi biến trở hoạt động, con chạy sẽ xoay xung quanh cuộn dây.

– Biến trở con chạy:

Biến trở con chạy thường rất ít được sử dụng trong cuộc sống mà thường được ứng dụng trong các thí nghiệm.Cấu tạo của biến trở này bao gồm 1 lõi trụ dài được làm bằng sứ và được quấn quanh bởi 1 dây kim loại có điện trở suất lớn được làm bằng niken hoặc nicrom và 1 con chạy.

Khi có dòng điện thì con chạy sẽ trượt dọc theo cuộn dây làm thay đổi số vòng dây của dây dẫn để từ đó làm thay đổi giá trị của biến trở.

Các loại biến trở được sử dụng phổ biến hiện nay
Các loại biến trở được sử dụng phổ biến hiện nay

– Biến trở tay quay:

Có thể nói, biến trở tay quay có cấu tạo tương tự như biến trở con chạy. Tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của chúng lại giống với biến trở thanh đó là con chạy sẽ xoay xung quanh cuộn dây.

Do đó, tùy theo nhu cầu thực tế mà người dùng có thể lựa chọn loại biến trở cho phù hợp nhất. Cụ thể, nếu trong bo mạch điện tử thì bạn nên lựa chọn các loại biến trở có thiết kế nhỏ gọn; nếu sử dụng để điều khiển âm lượng thì cần sử dụng những biến trở có thiết kế to và có núm xoay để dễ dàng thao tác.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến trở

Cấu tạo của biến trở:

Biến trở được cấu tạo khá đơn giản. Thông thường chúng sẽ được nối với các bộ phận khác trong một mạch điện gồm ba chốt, trong đó có hai chốt nối với hai đầu biến trở và chốt còn lại nối với con chạy (hoặc tay quay).

Cấu tạo chính của biến trở sẽ gồm các bộ phận chính như: cuộn dây được làm bằng hợp kim (nikelin, nicrom,…), con quay, tay quay và lõi than

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến trở
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến trở

Nguyên lý hoạt động:

Đúng như tên gọi của biến trở đó là làm thay đổi điện trở do vậy nguyên lý hoạt động chủ yếu của thiết bị này là các dây dẫn được tách rời dài ngắn không giống nhau. Ngoài ra, trên các thiết bị sẽ có vi mạch hoặc các núm vặn. Khi người dùng thực hiện điều khiển các núm vặn thì các mạch kín của dòng điện cũng sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch cũng bị thay đổi.

Trên thực tế việc thiết kế mạch điện tử vẫn luôn có một khoảng sai số. Do vậy, nếu thực hiện điều chỉnh mạch điện thì lúc này biến trở có vai trò phân áp, phân dòng trong mạch.

Biến trở dùng để làm gì? Công dụng và ứng dụng của biến trở

Hiện nay, biến trở đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày, có thể kể ra một số ứng dụng phổ biến như:

Biến trở 6 chân

Biến trở 6 chân hay còn được loại là biến trở volume. Thiết bị này được sử dụng để làm chiết áp loa trong khuếch đại âm thanh hoặc dàn karaoke gia đình.

Biến trở 3 chân được sử dụng để điều khiển bóng đèn sáng – tối

Biến trở 3 chân được làm sử dụng là biến trở công tắc có nhiệm vụ điều khiển mức độ sáng tối của bóng đèn hoặc tốc độ nhanh chậm của quạt trong đời sống hằng ngày.

Biến trở công suất

Cũng giống như các loại biến trở thông thường nhưng thay vì sử dụng đơn vị là (ohm) thì đơn vị của loại biến trở này là W.

Loại biến trở này thường được ứng dụng để tăng/giảm công suất của động cơ.

Biến trở nhiệt

Thiết bị được sử dụng để tăng/giảm nhiệt độ trong các thiết bị máy nước nóng dùng trong gia đình.

Biến trở dùng trong công nghiệp

Trong công nghiệp, người ta thường sử dụng biến trở để thực hiện các công việc như:

  • Nâng/hạ các piston của hệ thống uốn/cán thép.
  • Sử dụng trong các bộ phát dòng analog.

Trên đây là những chia sẻ của mình về thông tin biến trở là gì và những ứng dụng của biến trở trong cuộc sống. Hy vọng với những thông tin trên đã có thể giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị này để có thể áp dụng tốt nhất vào thực tế cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *